Nguyên nhân trồng dưa chuột bị đắng và cách khắc phục
Dưa chuột trồng bị đắng chủ yếu là do quy trình chăm sóc và các điều kiện tự nhiên tác động ảnh hưởng đến chất lượng trái khiến trái bị đắng.
Thông thường, vị đắng xuất hiện khi trồng dưa chuột là do một số điều kiện khí hậu hoặc thổ nhưỡng hay do thiếu nước, đất khô hạn khiến trái bị đắng hoặc quá trình bón phân ảnh hưởng đến chất lượng trái. Đó là lý do tại sao bạn phải thực hiện một số bước phòng tránh trước để giữ cho dưa chuột không trở nên bị đắng ngay từ đầu.
Tại sao dưa chuột trồng lại bị đắng?
Tất cả các loại dưa chuột được trồng đều chứa cucurbitacin B và cucurbitacin C. Những hợp chất này được cho là làm cho lá của chúng có vị đắng và kém ngon đối với động vật nhai. Việc tạo ra vị đắng cho dưa chuột thực chất là một cơ chế tự vệ nhằm tránh bị các loài động vật phá hoại. Những hợp chất này thường giới hạn trong lá, thân và rễ cây mà con người không ăn nên chúng ta không biết chúng có ở đó. Chỉ khi chúng di chuyển vào trái cây, chúng ta mới bắt đầu phát hiện ra vị đắng.
Nguyên nhân trồng dưa chuột bị đắng
Thông thường, không phải toàn bộ quả chuyển sang vị đắng. Phổ biến hơn, vị đắng sẽ tập trung ở đầu cuống và vùng ngay dưới vỏ. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quy trình chăm sóc và các điều kiện tự nhiên tác động. Và dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra vị đắng khi trồng dưa chuột:
- Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
Cây dưa chuột thường thích nghi với điều kiện thời tiết mát mẻ và một chút ẩm ướt. Nếu trồng ở nhiệt độ quá cao, thời tiết nắng nóng, đất khô cằn; điều này gây ra tình trạng trái bị teo, thiếu dinh dưỡng cung cấp nuôi trái.
Nếu gặp thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp thì bộ rễ dưa chuột bị tổn thương dẫn tới khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng và phát triển của trái dưa bị chậm lại. Hệ lụy là dưa bị còi cọc và càng dễ bị tích tụ chất đắng ở đầu quả dưa.
- Thiếu nước
Lượng nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của dưa chuột. Dưa chuột cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng. Vì vậy cần phải chú ý đến lượng nước tưới cho cây trồng. Dưa chuột trồng thường bị đắng là do thiếu nước, đất khô hạn khiến trái bị đắng.
- Bón phân sai cách
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trái dưa chuột là ở quá trình bón phân. Việc bón quá nhiều đạm hay kali sẽ khiến cây thân cây mọc quá cao; các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng. Tuy nhiên, nếu không bón phân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất.
- Gen lặn trong hạt giống: Một số giống cây dưa chuột nhất định có thể chứa gen lặn và dẫn tới hiện tượng đắng.
Cách khắc phục để trồng dưa chuột không bị đắng
Mặc dù chúng ta không thể sửa chữa vấn đề thực tế sau khi ra trái. Nhưng chúng ta có thể khắc phục và tránh các điều kiện phát triển là nguyên nhân tiềm ẩn khiến dưa chuột đắng.
- Tưới đủ nước:
Thời tiết khô nóng kéo dài có thể khiến dưa chuột bị đắng. Bạn không thể làm gì nhiều để kiểm soát nhiệt; nhưng giữ cho dưa chuột được tưới nước đầy đủ sẽ giúp bù lại xu hướng chuyển sang vị đắng. Cho chúng ngâm sâu ít nhất một inch nước mỗi tuần; nhiều hơn trong những đợt thời tiết cực kỳ khô hạn. Và phủ lớp phủ xung quanh rễ vào thời điểm trồng cây.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất:
Dưa chuột là một loại quả đòi hỏi nguồn dinh dưỡng dồi dào. Đất giàu chất hữu cơ sẽ giúp tạo ra dưa chuột ít căng thẳng hơn, ngon hơn. Do đó hãy dùng phân bón sau khoảng 4-6 tuần để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Mặc dù vậy cũng cần lưu ý không bón quá nhiều chất đạm vào thời kỳ trái dưa phát triển.
- Trồng ở vị trí thích hợp:
Các khu vực u ám, như Tây Bắc Thái Bình Dương, đã báo cáo về việc dưa chuột bị đắng do thiếu nắng. Bạn không thể kiểm soát thời gian mặt trời chiếu sáng, nhưng bạn có thể trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời cho phép. Nếu trời mát và ẩm ướt, cũng như u ám; việc trồng dưa chuột dưới mái che như một đường hầm, sẽ khuếch đại nhiệt và ánh sáng sẵn có.
Vì vậy, mặc dù cây dưa chuột phát triển khá dễ dàng và bạn có thể thu hoạch bội thu từ một vài cây. Nhưng để có được chất lượng cũng như số lượng; bạn vẫn cần cung cấp cho chúng những điều kiện phát triển tốt: nhiều nắng, tưới thường xuyên và đất giàu dinh dưỡng...