Nguyên lý hoạt động của hệ thống tưới phun mưa tự động thông minh
Tưới phun mưa chính là phương pháp tưới nước hiện đại sử dụng máy bơm nước cột áp cao có kèm theo các ống dẫn nước và mũi tạo phun mưa.
Hệ thống tưới phun mưa là một trong những hệ thống làm mát hiệu quả. Vừa giúp chúng ta có được bầu không khí thoáng đãng; mát mẻ vừa có thể tiết kiệm tối đa chi phí điện nước. Chính vì thế, hệ thống phun mưa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực; hoàn cảnh đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt.
Thế nào là tưới phun mưa?
Tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới ruộng cây trồng dưới dạng phun mưa nhân tạo. Nhờ vào việc sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn cùng với mũi phun tạo mưa.
Đây là phương pháp tưới nước tự động nhờ các thiết bị hiện đại. Có thể đưa nước tưới tới cây trồng với dạng mưa nhỏ, giúp cây được tưới nước đều. Đối với đất nước nông nghiệp như nước ta thì đây là biện pháp tưới nước được sử dụng khá phổ biến và tương đối rộng rãi.
Với hệ thống thiết bị tưới nước tự động này, nước sẽ được phun ra từ đầu vòi dưới dạng mưa và bắn rộng ra toàn bộ diện tích cây trồng với tốc độ nhanh. Phương pháp này có tác dụng làm tăng độ ẩm cho đất và làm mát cho cây trồng, tạo điều kiện kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Phương pháp tưới phun mưa không những tiết kiệm được chi phí lắp đặt mà còn tiết kiệm từ 30 – 50% lượng nước tưới tiêu so với sử dụng phương pháp tưới rãnh.
Cấu tạo của hệ thống tưới phun mưa:
-
Nguồn nước: sử dụng nguồn nước ngầm giếng khoan hoặc bể nước.
-
Máy bơm nước: tạo áp lực đủ mạnh để đảm bảo hệ thống tưới tiêu hoạt động trơn tru và đạt hiệu quả nhất.
-
Động cơ: có thể dụng động cơ điện hoặc động cơ Diezen.
-
Hệ thống đường ống: được dẫn đến khu tưới bằng đường ống chính và các đường ống nhánh có lắp vòi phun mưa nhân tạo.
-
Vòi phun: có nhiều loại vòi phun khác nhau, với công suất khác nhau . Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và diện tích đất sử dụng để trồng trọt mà sử dụng loại vòi phun cho hợp lí.
Ngoài các dụng cụ cần thiết cấu tạo nên hệ thống tưới nước như trên; bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ khác dưới đây:
-
Dây điện: để đấu và dẫn điện vào hệ thống khi sử dụng
-
Các đầu nối L, T và ống nối để điều chỉnh đường ống theo ý muốn và đảm bảo tính thẩm mỹ.
-
Các vật dụng hỗ trợ khác như băng keo, dây buộc,.v.v. đảm bảo gắn kết tốt nhất và chắc chắn nhất.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tưới phun mưa
” Nguyên lý hoạt động của công nghệ tươi phun mưa là nước trước khi dẫn đến tưới cho cây; sẽ được máy bơm điện bơm qua các hệ thống ống. Trong đó ống chính dẫn nước có đường kính 60mm; ống dẫn lên béc có đường kính 27mm và 21mm; được bố trí nằm cách giữa 2 hàng cây và chôn cách mặt đất 5 – 7 cm. Khoảng cách giữa các béc tưới 3 x 4m hoặc 3 x 3m; độ cao của béc tưới từ 20 – 35cm. Trung bình mỗi sào lắp đặt khoảng 60 – 70 béc tưới, mỗi ngày tưới 30 – 40 phút vào buổi sáng, cách 2 ngày tưới một lần”
Cách hoạt động
– Khi được cung cấp nước, áp lực nước sẽ chảy qua van kiểm tra, van điều chỉnh; rồi vào thùng chứa và hòa tan chất dinh dưỡng dưới một áp lực thích hợp. Một phần dòng chảy hướng xuyên qua thùng. Nếu trong thùng có chứa phân bón hoặc thuốc trừ sâu hòa tan; thì dòng chảy sẽ hòa lẫn và mang theo chất đó ra khỏi thùng và chảy vào đường ống chính.
– Nước được lọc sạch khi qua thiết bị lọc.
– Điều chỉnh lưu lượng; áp lực thông qua van khống chế tại đầu các đường ống tưới. Nước có áp chuyển động trong các đường ống tưới đến các thiết bị tưới phun mưa để cung cấp cho cây trồng.
– Tùy theo cấu tạo và chức năng khác nhau của từng thiết bị tưới phun mưa mà nước được cung cấp; phân phối cho cây trồng theo các hình thức và phạm vi khác nhau. Các ống tưới; chùm ống nhỏ; ống đục lỗ. Thiết bị tưới phun mưa khi có dòng nước áp lực đi đến đập vào mặt chắn hay cánh quay sẽ phân xé dòng nước phun ra không khí ở dạng các hạt mưa nhỏ.
Xem thêm
-
Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa cho sân vườn
-
Ưu nhược điểm hệ thống tưới nhỏ giọt trong việc chăm sóc cây trồng
-
Cách xử lý tắc nghẽn trong hệ thống tưới nhỏ giọt hiệu quả nhất