Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống chùm ngây đào thải độc tố
Hiện nay, phương pháp nhân giống chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ mang lại hiệu quả cao khi trồng chùm ngây chữa bệnh.
Chùm ngây là một trong những loài dược liệu quý được trồng tại Việt Nam. Nhân giống chùm ngây để đem lại công dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên.
Để phát huy những dược tính của cây chùm ngây, chúng ta cần biết đến kỹ thuật trồng cây chùm ngây. Hoặc tự nhân giống chùm ngây sau đó trồng và cách chăm sóc đúng cách. Và bài viết này sẽ giải quyết hộ các bạn những vấn đề trên.
Kỹ thuật nhân giống chùm ngây
Nhân giống chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hom thân, cành và từ hom củ.
Nhân giống chùm ngây bằng cách Gây trồng từ hạt:
Giống được thu hái trên các cây mẹ từ 2 tuổi trở lên. Quan sát vỏ quả chuyển từ xanh sang màu nâu hoàn toàn thì bắt đầu thu hái. Dùng cù nèo cắt từng cành nhỏ có chứa quả.
Chế biến hạt: Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật. Phơi khô dưới nắng nhẹ 2-3 ngày,
- Tách hạt khỏi vỏ quả, sau đó sàng làm sạch hạt.
- Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh),
- 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát.
- Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.
Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây. Hỗn hợp đất trồng chùm ngây là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn.
- Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng.
- Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay,
- Đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải,
- Sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm,
- Tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng.
Nhân giống chùm ngây bằng cành
Giâm cành:
- Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m.
- Chôn sâu cành 10cm phần gốc,
- Dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải.
- Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.
Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển. Có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ). Sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.
Lưu ý khi sử dụng:
1.Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai
2.Chùm ngây không có tác dụng cho sức khỏe. Đối tượng/ Lượng dùng/ Cách dùng
– Trẻ từ 1- 3 tuổi: 20 gram lá tươi/ngày/trẻ- Xay nhuyễn nấu bột, cháo hoặc canh là cung ứng 90% Calcium , 100% Vitamin C, Vitamin A, 15% chat sat, 10% chất đạm cần thiết và hàm luợng Potassium , Đồng, …và Vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ .
– Bà mẹ mới sinh và đang cho con bú: 100 gram rau tươi/ngày là đủ bổ sung Calcium , Vitamin C, VitaminA ,Sắt , Đồng, Magnesium, Sulfur, các vitamin B cần thiết trong ngày
– Nấu canh, xào trứng, xào thịt, xay sinh tố…
* Khẩu phần ăn cho gia đình 04 người: 100 gram lá tươi/người/bữa ăn- Nấu canh, xào trứng, nấu tôm, cua hến, nấu chay, nấu mỳ tôm, làm sinh tố…
* Người cao tuổi: 100 gram lá tươi/người/ngày- Nấu canh, xào, ướp như trà uống, phơi khô làm trà…
Xem thêm