Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc dưa lê ngọt lịm tại nhà
Dưa lê là thực phẩm tốt cho mùa hè, một loại quả rất ngọt và thanh mát, thích hợp cho thời tiết nắng nóng khi vào hè. Tuy nhiên,dưa lê rất hay bị phun thuốc nên khiến cho chúng ta không có cảm giác an toàn khi ăn. Các bạn hãy tham khảo cách trồng dưa lê dưới đây để có thể tự tay trồng dưa lê ngay tại ban công nhà mình.
Dưa lê là thực phẩm tốt cho mùa hè, một loại quả rất ngọt và thanh mát, thích hợp cho thời tiết nắng nóng khi vào hè. Tuy nhiên khi mua dưa lê, điều chúng ta băn khoăn nhất là dưa lê rất hay bị phun thuốc nên khiến cho chúng ta không có cảm giác an toàn khi ăn. Các bạn hãy tham khảo cách trồng dưa lê dưới đây để có thể tự tay trồng dưa lê ngay tại ban công nhà mình.
Trồng cây trong chậu cho nhà phố đang là xu hướng được nhiều gia đình áp dụng, bởi sự an toàn của các loại thực phẩm tự trồng cũng như tác dụng làm cảnh của cây trồng trong chậu.
Thời vụ trồng dưa lê
Dưa lê có thể trồng từ tháng 1 – 9 âm lịch, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 – 3 âm và từ tháng 8 – 9 âm lịch. Trồng sớm gặp thời tiết lạnh, trời âm u ánh sáng yếu cây phát triển chậm dễ bị sâu bệnh phá hoại. Giai đoạn từ tháng 5 -7 dưa dễ gặp mưa, nắng nóng ảnh hưởng đến phát triển và quá trình ra hoa kết quả. Tuy nhiên, trồng dưa lê vào chậu và để ban công sẽ tránh được nhiều ảnh hưởng từ thời tiết.
Đất trồng dưa lê
Trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên bạn dùng loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất vì loại đất này vừa thoát nước vừa giữ được nhiệt độ của đất điều hoà, thúc đẩy quá trình phát triển của cây, làm cho cây mau có quả, cho quả có màu sắc hương vị ngon nhất.
Chậu trồng
Bạn chọn chậu kích thước đường kính > 60cm, sâu > 40cm, mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp. Nếu trồng thùng xốp to thì có thể trồng 2-3 cây/thùng. Lưu ý, phải đục những lỗ thủng nhỏ đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.
Gieo hạt
Ươm hạt dưa rất đơn giản, bạn chỉ cần cho hạt vào bầu, đầu nhọn xuống dưới, tưới đẫm nước để vào chỗ mát 1-2 hôm nảy mầm, không cần tưới nhiều hạt sẽ úng không nảy mầm được. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh. Khi cây có lá thật thì mang trồng vào thùng, chậu.
Bón phân cho dưa lê
Khi cây có 4-5 lá và giai đoạn quả to sắp thu hoạch bạn bón thêm kali, đạm. Để tăng khả năng kháng bệnh có thể phun phân bón kháng sinh Alpha Green định kỳ 5 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Chăm sóc dưa lê
Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất, nhưng phải luôn giữ cho đất thông thoáng thoát nước.
Ngắt ngọn: Đặc điểm của dưa lê là cây cho cả hoa đực và hoa cái như tất cả các cây trong họ bầu bí. Tuy nhiên ở hoa cái của dưa lê vẫn tồn tại cả nhị đực do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả. Cây dưa cho hoa ở ngay nách lá đầu tiên của cành nhánh nên muốn dưa lê sai quả, cần ngắt ngọn dưa thường xuyên hai ngày một lần khi cây dưa đủ 6 – 8 lá. Việc ngắt ngọn thường xuyên sẽ giúp cây phát triển dây, cho quả sai, đẹp.
Thu hoạch
Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 90 – 100 ngày. Từ lúc hoa cái tàn tới lúc quả chín khoảng 30 – 40 ngày. Quả dưa khi chín phải có màu trắng ngà và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.
Xem thêm