Vị trí hàn 1F, 2F, 3F, 4F, 1G, 2G, 3G, 4G, 5G, 6G
Vị trí hàn 1F, 2F, 3F, 4F, 1G, 2G, 3G, 4G, 5G, 6G được hiểu như thế nào? Nguyên tắc của nó ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Các vị trí hàn trong hầu hết các trường hợp được chia ra thành hàn kết cấu và hàn ống.
Các vị trí kết cấu là cho hàn tấm, các vị trí hàn ống cũng được áp dụng với hàn ống với tấm hoặc hàn với mặt phẳng nghiêng.
Quy tắc của vị trí hàn kết cấu
Với chữ số đầu tiên thể hiện vị trí hàn:
- 1: vị trí hàn bằng
- 2: hàn ngang
- 3: hàn đứng
- 4: hàn trần
Chữ cái tiếp theo thể hiện loại mối hàn:
- F: mối hàn góc.
- G: mối hàn rãnh.
Từ quy tắc trên ta có các vị trí hàn như sau:
Xem thêm: Vị trí các mối hàn trong không gian
Hàn ống
Đối với hàn ống vị trí và kiểu mối hàn cũng phân loại tương tự như sau:
Chữ số đầu tiên chỉ vị trí hàn:
- 1: vị trí nằm ngang và thợ hàn hàn ở vị trí hàn bằng khi ống quay
- 2: vị trí gá đứng và thợ hàn thực hiện mối hàn ngang.
- 5: vị trí ống ngang cố định và thợ hàn hàn mối hàn trần, mối hàn ngang và mối hàn bằng.
- 6: Ống ở vị trí 45° và thợ hàn thực hiện hàn ở vị trí hàn bằng, hàn ngang, hàn đứng và hàn trần.
Chứ cái tiếp theo thể hiện loại mối hàn:
- F: mối hàn góc.
- G: mối hàn rãnh.
- R: vị trí hạn chế.
“R” hay vị trí hạn chế được miêu tả trong các trường hợp phức tạp hơn.
Từ quy tắc trên ta có các vị trí hàn ống như sau:
Với giải thích chi tiết về các thông số của vị trí hàn mà chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Xem thêm:
Những lưu ý để tạo ra mối hàn đẹp