Mẫu căn bản tay áo Kimono
Những mẫu áo khoác mỏng, nhẹ lấy cảm hứng từ chiếc áo kimono đã được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Nếu bạn đang có ý định thực hiện kiểu áo này thì dưới đây là mẫu căn bản tay áo Kimono mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho trang phục của mình.
Kimono được biết đến là trang phục truyền thống của phụ nữ Nhật Bản. Những mẫu áo khoác mỏng, nhẹ lấy cảm hứng từ chiếc áo kimono ngay từ khi mới xuất hiện đã được rất nhiều bạn trẻ Việt cực kỳ ưa chuộng và tích cực lăng xê. Nếu bạn đang có ý định thực hiện kiểu áo này thì dưới đây là mẫu căn bản tay áo Kimono mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho trang phục của mình.
Trước:
- Bạn bẻ ngoặt vào khoét nách 1/2 số đo của ben vai trước, vào ben eo phần còn lại.
- Đường vai nối dài và đặt lên đường này phân nửa tay áo trước. Lưu ý đầu tay áo phải đụng đến vai.
- Tiến hành vẽ thẳng góc ngang kể từ chân của đường may vai được nới rộng ra mới đó để kéo thẳng cổ tay áo.
- Số đo đoạn AB = 2 cm. Thực hiện làm dấu đường hướng dẫn mới của khoét nách bắt đầu từ vai đến điểm tay dưới.
Sau:
- Ben vai bạn bẻ ngoặt vào khoét nách. Đường vai nối dài và đặt lên trên đường này phân nửa tay áo sau. Đầu tay áo chạm vai.
- Bằng cách vẽ thẳng góc ngang kể từ chân của đường may vai mới mở rộng bạn sẽ hoàn tất việc kéo thẳng cổ tay áo.
- Số đo AB = 2 cm; Số đo CD = 3 cm. Tiến hành làm dấu đường hướng dẫn mới của khoét nách bắt đầu từ vai đến điểm cánh tay dưới.
- Lưu ý: Cần kiểm tra xem chiều dài tay dưới và vai đến đường cổ tay có khớp với chiều dài ở cả hai mẫu trước và sau hay không.
Các góc độ của tay áo Kimono
- Góc căn bản của mẫu tay áo này cho phép cử động hướng lên của cánh tay. Tuy hiên áo có khuynh hướng không vừa vặn trên vùng vai khi cánh tay được hạ thấp ở vị trí tự nhiên của nó.
- Loại vải thích hợp cho mẫu căn bản tay áo Kimono nói riêng và mọi kiểu Kimono nói chung là vải mềm có độ co giãn nhất định. Chúng ta có thể thay đổi góc độ của tay áo bằng cách đặt vị trí chốt ở điểm vai.
- Tại cổ tay, góc độ “A” được hạ thấp chừng 4 cm, trong khi hạ thấp 8 cm đối với góc độ “B”. Vùng tay dưới càng chặt hơn và giới hạn hơn, sự vừa vặn ở vai càng tốt hơn khi bạn càng hạ thấp góc độ.
- Cần miếng vải đệm cho góc độ “B” để tạo độ dài hơn cho tay dưới. Trừ khi được may bằng vải jersey co giãn, nếu không góc độ “A” cũng sẽ cần một miếng vải đệm.
Thực hiện miếng đệm ở tay áo Kimono
1. Miếng đệm chuẩn
- Tiến hành làm dấu đường may miếng đệm dựa theo vị trí mà nó sẽ thay đổi (Bắt đầu đo từ điểm A dọc theo đường khoét nách 9 cm, hướng về đường CF và đường CB 2 cm, đến B).
- Vẽ một đường vòng quanh đường miếng đệm, rộng chừng 1 cm, ở mỗi bên làm dấu khía V. Đường mới này là đường may thật và để đắp vào miếng đệm rời thì đường miếng đệm được cắt ra.
- Thực hiện vẽ lại miếng đệm này, tiếp đó cắt dọc theo đườngtrung tâm. Mở rộng để tạo khoảng thích hợp nhất cho đường may tay dưới trở lại chiều dài trước đó của nó trên mẫu thân áo cơ bản.
- Dạng miếng đệm mới này thêm khoảng chừa đường may, để tạo thành mỗi mảnh cho thân sau và thân trước bạn tiến hành cắt theo đường gấp. Phần phía sau làm dấu khía V cho hợp với đường miếng đệm sau đã xác định.
2. Miếng đệm có dạng băng
3. Miếng đệm rời
a. Tùy theo ý muốn hoặc yêu cầu tự đặt ra của mình, bạn vẽ một đường phân chia và làm dấu các vết khía V. Sau đó cắt dọc theo đường này và đường khoét nách trên phần dưới.
b. Đường khoét nách mở rộng và chừa thêm cho đường may tay dưới trở lại như chiều dài ban đầu của nó trên mẫu căn bản.
c. Bạn làm cho thẳng mép trên cũng như đường tay dưới của cả hai phần sau và trước.
Mẫu căn bản tay áo kimono
Trên đây là mẫu căn bản tay áo Kimono mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý bạn đọc. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn nhanh chóng thực hiện thành công chi tiết này.
Xem thêm: