Kỹ thuật hàn đứng
Khi hàn đứng dễ xảy ra các khuyết tật như đóng cục và chảy xệ. Khi hàn từ dưới lên mối hàn ít lẫn xỉ. Cùng tham khảo kỹ thuật hàn đứng dưới đây nhé
Đặc điểm kỹ thuật hàn đứng
Do chịu tác động của trọng lực, kim loại lỏng dễ bị chảy ra khỏi vũng hàn, vũng hàn nằm trên mặt phẳng đứng nên mối hàn ở tư thế đứng khó hình thành. Khi hàn đứng dễ xảy ra các khuyết tật như đóng cục và chảy xệ. Khi hàn từ dưới lên mối hàn ít lẫn xỉ. Thao tác của người thợ tương đối khó nhất là ở những chỗ vật hàn đặt thấp.Chú ý an toàn vì kim loại lỏng có nguy cơ rơi xuống phía dưới.
Xem thêm: Biện pháp khắc phục hiện tượng mối hàn lẫn xỉ
Kỹ thuật hàn đứng
Có thể dùng loại que hàn có lớp thuốc bọc tương đối dày, đường kính chọn nhỏ hơn 4mm.
Dòng điện hàn:
Nhỏ hơn so với hàn bằng từ 10 đến 15%.
Ví dụ: Khi hàn bằng bạn để dòng điện là 200A thì khi chuyến qua hàn đứng với cùng một vật liệu bạn nên để mức 175 đến 185 là được.
Hướng hàn:
Hàn từ dưới lên với các tấm dày, từ trên xuống đối với các tấm mỏng và chiều dài mối hàn không quá lớn (dùng loại que có lớp thuốc bọc mỏng).
Dao động ngang:
Nên dùng các kiểu đường thẳng, răng cưa, hình bán nguyệt, tam giác cân (với các mối hàn góc và mối hàn giáp mối có vát mép). Nên sử dụng hồ quang ngắn để hàn. Khi đưa hồ quang đến 2 cạnh cần dừng lại một chút để giảm nguy cơ cháy cạnh.
Góc độ que hàn khi thực hiện hàn đứng giáp mối
Góc độ que hàn khi thực hiện hàn đứng giáp mối chữ T
Phương pháp hàn hồ quang nhảy
Mồi hồ quang tạo ra vũng hàn. Kéo dài hồ quang lên phía trên. Rút ngắn hồ quang tạo thành vũng hàn mới.
Phương pháp ngắt hồ quang cũng thực hiện tuơng tự, chỉ khác là thay thao tác 2 bằng việc tắt hồ quang.
Phương pháp hàn hồ quang nhảy
Kiểu hàn này giống như hàn chấm hay hàn đính. Bạn để cho hồ quang phun liên tục mà cho phun ngắt quãng sao cho vừa đúng một mối hàn.
Mô phỏng kiểu dao động hàn đứng
Một số chú ý về hướng hàn
Hướng hàn từ dưới lên với các tấm dày. Từ trên xuống với các tấm mỏng.
Chiều dài mối hàn không lớn (dùng loại que có lớp thuốc bọc mỏng).
Trong quá trình hàn, khi hồ quang chảy ra, chú ý lượng hồ quang để đi tay nhanh hay chậm sao cho lượng hồ quang luôn đều, tạo mối hàn đẹp.
Khi hàn sẽ có hiện tượng giật nhẹ nên thao tác này phải được luyện cho thuần thục.
Xem thêm: