Hướng dẫn cách gieo trồng lạc (đậu phộng) đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách gieo trồng lạc (đậu phộng) đúng kỹ thuật

lamtho.vn 15/10/2020 04:08

Cây lạc được trồng phổ biến bằng cách gieo hạt bởi hiệu quả kinh tế khá cao, ít công sức chăm sóc và được sử dụng rộng rãi trong đời sống.

Cây lạc (đậu phộng) được trồng phổ biến bằng cách gieo hạt bởi hiệu quả kinh tế khá cao, ít công sức chăm sóc và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Là loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, thích hợp trong cơ cấu luân canh tăng vụ, cải tạo đất và có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Lạc là loại lương thực thực phẩm quen thuộc, giàu đạm, chất béo, khoáng chất, vitamin. 

Cây lạc (đậu phộng) được trồng phổ biến bằng cách gieo hạt

Vì vậy, bài viết dưới đây Làm thợ sẽ hướng dẫn bạn quy trình gieo trồng và cách chăm sóc cây lạc đúng kỹ thuật cho mùa vụ thu hoạch bội thu.

Thời vụ trồng thích hợp

Thời vụ trồng lạc tập trung vào vụ Đông Xuân và Hè Thu đều có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt nên được trồng phủ khắp cả nước.

Đối với đất cù lao ven sông:

- Vào vụ Đông Xuân, xuống giống khi nước lũ rút khỏi mặt ruộng. Xuống giống tập trung từ ngày 15/11 đến 15/12 dương lịch.

- Vào vụ Hè Thu, trồng vào tháng 4-5 dương lịch để thu hoạch trước khi lũ về.

Đối với đất núi:

- Vào vụ Đông Xuân: xuống giống từ tháng 11-12 dương lịch (cuối mùa mưa) nơi có nguồn nước để tiện cho việc tưới tiêu.

- Vào vụ Hè Thu: xuống giống vào khoảng đầu mùa mưa; là mùa sản xuất chủ lực của những vùng đất này.

- Vào vụ Thu Đông: chỉ trồng ở những vùng đất cao, thoát nước tốt. Vụ này thường có năng suất thấp, chủ yếu sản xuất để giống cho vụ Đông xuân.

Kỹ thuật gieo trồng lạc và cách chăm sóc

Không gian đất hạn chế của chậu, thùng chứa sẽ dẫn đến thu hoạch kém. Do đó không nên trồng lạc trong thùng chứa mà hãy gieo trồng ở khu đất trống trong vườn.

Không nên trồng lạc trong chậu vì năng suất kém

Xử lý đất trồng

Đất thích hợp nhất là đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. Đất phải đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt như đất pha cát, đất thịt nhẹ... để tia lạc dễ đâm vào đất.

- Đất trồng lạc cần được cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại.

- Sau đó, tiến hành lên luống rộng 75 – 80 cm, cao 20 - 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng khoảng 45 – 50 cm.

- Đất trước khi gieo hạt phải đạt độ ẩm khoảng 70-75%. Nếu đất khô phải t­ới ẩm rồi mới gieo.

Tiêu chuẩn của hạt giống

Chọn hạt lạc không quá già, không quá non, không lẫn, không sâu bệnh. Chọn hạt giống to, mẩy, vỏ sáng, không sây sát, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%. Hạt giống khi đem trồng phải bảo đảm cho hạt to và đều.

Ngâm hạt giống trong nước từ 10-12 giờ. Ở vụ Xuân nếu trời rét thì dùng nước ấm 40-45OC (2 sôi +3 lạnh) ngâm trong 12 giờ; sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài.

Mật độ gieo: Mật độ 33 cây/m2, 30cm x 10cm x 1hạt (hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm, gieo 1hạt/lỗ) hoặc 30cm x 20cm x 2 hạt; ứng với lượng giống 200 kg lạc vỏ/ha đối với dùng lạc vụ Xuân để giống và từ 150-160kg/ha đối với lạc vụ Hè thu để giống.

Hướng dẫn cách trồng lạc

Tiến hành gieo trồng hạt lạc

- Trong vụ Hè thu, vụ Thu đông.

Bước 1: Sau khi lên luống, rạch hàng sâu 8-10cm.

Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch. Sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4cm.

Bước 3: Dùng thuốc diệt cỏ phun lên mặt luống.

Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh.

Bước 5: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào 2 bên mép luống để cố định nilon.

Bước 6: Sau khi phủ nilon dùng dụng cụ đục lỗ theo kích thước. Khoảng cách giữa các lỗ là 20 – 25cm, hàng cách hàng từ 25 – 30cm.

Bước 7: Hạt giống được gieo vào lỗ đã đục sẵn, mỗi lỗ 2 hạt sâu 3-4cm.

- Trong vụ Xuân:

Bước 1: Sau khi lên luống rạch hàng sâu 8-10cm.

Bước 2: Bón toàn bộ phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch sau đó lấp phân để lại độ sâu 3-4 cm.

Bước 3: Tiến hành gieo hạt theo khoảng cách như trên sau khi đã lấp phân và chú ý phủ hạt phẳng mặt luống.

Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ lên mặt luống.

Bước 5: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh.

Bước 6: Phủ nilon trên mặt luống sau đó vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilon.

Bước 7: Đục cắt nilon ngay sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất để cho cây trồi ra ngoài nilon.

Gieo trồng lạc theo luống

Cách chăm sóc sau khi gieo trồng lạc

- Giữ ẩm cho đất để đảm bảo hạt nảy mầm. Hạt sẽ nảy mầm sau 10 đến 15 ngày. Làm mỏng cây con khi chúng cao khoảng 5 cm, giữa mỗi cây từ 20-30 cm.

- Cách tốt nhất là tưới phun mưa quanh gốc. Trước thời vụ thu hoạch lạc khoảng 1 tuần thì không nên tưới nước để tránh tình trạng hạt nảy mầm trong đất. 

- Đối với cây lạc tốt nhất là dùng dùng phân hỗn hợp NPK loại 3:9:6 bón với lượng: 35- 50kg/sào. Tuỳ theo độ pH của từng loại đất để bón từ 20-30 kg vôi bột/sào.

- Sau gieo từ 3 -5 ngày, tiến hành kiểm tra xem lạc mọc đã đều chưa. Nếu chỗ nào lạc chưa mọc hoặc bị chuột ăn thì đem dặm lại, kết hợp với làm cỏ.

- Lạc nhú mầm thì lấy tay bới nhẹ gốc lạc sẽ giúp lá mầm lớn nhanh và ra nhiều hoa hơn.

Thời vụ trồng lạc tập trung vào vụ Đông Xuân và Hè Thu

Thu hoạch

Khi thấy lá trở màu nên nhổ 1 vài bụi để quan sát. Nếu thấy 2/3 số củ đã già thì nên thu hoạch ngay. Trước khi thu hoạch nên tưới nước để khi nhổ tránh việc củ bị đứt.

Tới ngày thu hoạch, chọn ngày nắng để nhổ lạc. Sau thu hoạch nên rửa sạch, phơi khô và bảo quản trong bao nilon, thùng, để nơi khô mát sẽ giúp lạc để được lâu hơn.

Lạc là loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng

Hướng dẫn cách gieo trồng lạc (đậu phộng) đúng kỹ thuật

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!