Thiết kế móng đúng kỹ thuật cho nhà cấp 4
Để tránh những trường hợp không may xảy đến với ngôi nhà của mình, chủ đầu tư rất cần chú ý đến thi công thiết kế móng đúng kỹ thuật
Nhà cấp 4 là một trong những thiết kế nhà ở đơn giản được nhiều gia đình ở nông thôn và ngoại thành lựa chọn. Tuy thiết kế và xây dựng nhà cấp 4 đơn giản nhưng vẫn có những trường hợp nhà bị lún nứt do thiết kế móng không đúng kỹ thuật. Hoặc không có thiết kế mà thợ chỉ làm theo kinh nghiệm xây nhà chung chung. Khi vào ở một thời gian thì các hiện tượng lún nứt xảy ra nhiều khi muốn sửa chữa cũng phức tạp và tốn kém. Do đó, để tránh những trường hợp không may xảy đến với ngôi nhà của mình, chủ đầu tư cần rất chú ý đến các giai đoạn trong quy trình làm nhà. Đặc biệt là chú ý đến thi công thiết kế móng.
Thiết kế móng đúng kỹ thuật cho nhà cấp 4
Có bao nhiêu loại móng trong xây nhà?
Khi thiết kế móng cho nhà cấp 4, về kĩ thuật sẽ có 2 loại móng chính. Móng nông (cạn) và móng sâu.
Móng nông
Móng nông là móng có đáy móng làm việc cách nền trệt hoặc tầng hầm <3m. Thông thường có các loại móng: móng đá hộc, móng đơn, móng băng, móng bè. Móng nông sẽ truyền tải trọng từ nhà thông qua hệ cột, dầm, tường, đà kiềng xuống trực tiếp nền đất tốt bên dưới đáy móng.
Móng nông trong xây dựng thường có dạng kết cấu đơn giản, với móng mố trụ cầu thường chọn hình chữ nhật hoặc hình vuông, biện pháp thi công tương đối dễ dàng, chi phí thực hiện thường cũng sẽ rẻ hơn.
Tuy nhiên, móng nông cũng có một số nhược điểm mà bạn cần biết để quy trình xây nhà được diễn ra suôn sẻ bao gồm:
Độ ổn định về lật, trượt của móng nông kém. Chỉ chịu được tải công trình nhỏ do chiều sâu chôn móng nhỏ. Chính vì thế, ở những công trình nhà cấp 4 diện tích nhỏ, việc sử dụng móng nông mới được áp dụng.
Móng sâu
Móng sâu là móng được thiết kế làm việc trên nền đất yếu, vì vậy thông thường móng được thiết kế nằm lên trên lớp cọc hoặc cừ như móng đơn cừ tràm. Móng đơn trên cọc bê tông cốt thép, móng bằng trên nền cọc, móng bè trên nền cọc… Móng sẽ truyền tải trọng từ nhà thông qua hệ cột, dầm, tường, đà kiềng. Từ đó truyền xuống cọc hoặc cừ và phân tán lực ra nền đất tốt dọc theo thân cọc, cừ hoặc đáy cọc, cừ.
Móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu
Với vùng đất yếu như vùng ven sông, khu vực có nhiều ao hồ, khu vực có mực nước ngầm cao, khu vực ao hồ cũ san lấp… Nên sử dụng móng đơn hoặc băng trên nền đất tự nhiên nếu như lớp đất yếu <2.5m. Và sử dụng móng đơn và móng băng trên cừ tràm trong trường hợp lớp bùn, lớp đất yếu >2.5m. Cụ thể với 2 trường hợp như sau:
Thứ nhất: Đối với trường hợp bùn yếu dưới 2.5m
Trong trường hợp này, chủ đầu tư nên nạo vét lớp bùn yếu bên dưới sau đó rải lớp đá 4×6 để làm lớp đệm hoặc đá hộc. Và tiến hành lắp đặt cốt thép, làm móng đơn bình thường. Cao độ đà kiềng sẽ theo thiết kế.
Thứ 2: Đối với trường hợp bùn yếu trên 2.5m
Trong trường hợp này, nên gia cố nền bên dưới bằng cừ tràm. Mật độ cừ tràm là 25cây/m2. Phía trên lớp cừ tràm là lớp Bê tông đá 4×6, sau đó lắp đặt thép và tiến hành đổ móng đơn bình thường. Với nhà cấp 4 thông thường kích thước móng đơn dao động từ: 1.2mx1.2m đến 0.8mx0.8m. Kích thước móng phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhịp mà kỹ sư thiết kế kết cấu sẽ tính toán để tiết kiệm nhất.
Xem thêm: