Hướng dẫn thi công trần thạch cao trần chìm
Thi công trần thạch cao trần chìm đúng tiêu chuẩn sẽ bao gồm 8 bước cơ bản. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết và thực hiện nhé!
Thi công trần thạch cao trần chìm đúng tiêu chuẩn sẽ bao gồm 8 bước cơ bản. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết và thực hiện nhé!
Trần thạch cao trần chìm
1. Chuẩn bị
Bàn trà, kìm, kìm rút revit, búa, bút chì, cưa, cuộn chỉ-dây rọi, dao, …
Mũ bảo hộ, khẩu trang, găng tay
2. Hướng dẫn thi công trần thạch cao trần chìm
Bước 1: Xác định độ cao của trần
Cần kiểm tra và xác định độ cao của trần nhà, độ cao cốt của trần. Nếu có sai lệch với bản thiết kế thì cần thông báo với chủ đầu tư , tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Hướng dẫn thi công trần thạch cao trần chìm
Đánh dấu cao độ cao trần dựa vào bản vẽ thiết kế. Đội lắp đặt sẽ đánh dấu vị trí lắp đặt trần. Các dụng cụ thường dùng ở bước này là: máy bắn cốt, thước thép, ống nivo, ống nước, ống bắn mực …Sau đó tiến hành treo nẹp viền tường. Nẹp viền được liên kết vào tường theo đúng dấu mực bằng đinh thép hoặc vít. 300mm là tiêu chuẩn về khoảng cách tối đa giữa các lỗ đinh.
Bước 3: Treo ty
Các điểm ty được khoan trược tiếp vào bê tông và được liên kết bằng tắc kê nở, hoặc tắc kê đạn. Ty treo một đầu được liên kết vào hệ xương chính và đầu kia được liên kết vào trần hoặc mái. Khoàng cách tối đa giữa 2 điểm treo là 1200mm. Khoảng cách tối đa giữa điểm treo đầu tiên với tường là 300mm. Khoang cách giữa điểm ty và vách tường là 610mm
Bước 4: Treo Xương Chính
Tùy thuộc vào bề mặt của trần mà xương chính được lắp đặt với khoảng cách từ 800-1200 . Xương chính được liên kết với ty của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. Kiểm tra xem các thanh xương chính có vướng mắc, hay gây ảnh hưởng đến bộ phận khác hay không để còn có biện pháp xử lý
Xem thêm: Hạn chế một số lỗi thường gặp khi thi công thạch cao
Bước 5: Treo Xương Phụ
Xương phụ được liên kết với xương chính trực tiếp hoặc bằng các phụ kiện liên kết. Khoảng cách giữa hai xương phụ là 400mm.
Bước 6: Cân Chỉnh Xương & Lắp Đặt Tấm
Sau khi lắp đặt xong cần cân chỉnh lại khung xương cho ngay ngắn. Và xem xét lại mặt bằng của khung đã phẳng chưa. Nếu cần thiết có thể dùng máy đo lazer cho chính xác nhất. Liên kết tấm lên khung xương bằng vít. Khi lắp tấm lên thì chú ý bắn vít sao cho chìm vào trong tấm. Và khoảng cách tối đa của các vít là 200mm
Bước 7: Xử lý mối nối.
Cần xử lý mối nối bằng cách dán băng keo, bột trét hoặc lưới sợi thủy tinh. Mối nối sau khi xử lý cần phải được đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Các đầu vít được trát bằng bột trét. và giữa các tấm được dán băng keo sao cho phẳng,mịn.
Bước 8 : Xử lý viền trần
Hướng dẫn thi công trần thạch cao trần chìm
Đối với sườn trần dùng cưa hoặc kéo để cắt những phần thừa,sao cho đẹp. Đối với tấm trần dùng lưỡi dao hoặc cưa vạch trên bề mặt rồi bẻ theo hướng đã vạch. Sau đó dùng dao cắt những phần còn lại.
Xem thêm:
Cách dán băng và bả bột cho tường, trần thạch cao