Quy trình thi công móng cọc (tiếp)

Quy trình thi công móng cọc (tiếp)

lamtho.vn 21/06/2018 09:09

Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn 3 bước còn lại của quy trình thi công móng cọc là Gia công cốt thép, Lắp dựng cốp pha và Đổ bê tông móng

Ở bài hôm trước, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc 2 trong 5 bước thi công móng cọc. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn 3 bước còn lại là Gia công cốt thép, Lắp dựng cốp pha và Đổ bê tông móng

Quy trình thi công móng cọc (tiếp)

Quy trình thi công móng cọc

3: Thi công móng cọc- Gia công cốt thép

3.1: Sửa thẳng và đánh gỉ

a: Sửa thẳng cốt thép.

  • Bằng búa đập: áp dụng cho các cốt thép nhỏ, cong queo;
  • Bằng máy uốn: áp dụng cho các cốt thép có đường kính lớn hơn 24mm.
  • Bằng tời: áp dụng cho thép cuộn hoặc có thể dùng gấp nếu không có tời.

b: Đánh gỉ.

  • Bằng bàn chải sắt: áp dụng cho mọi loại cốt thép.
  • Bằng sức người kéo qua các đống cát nhám hạt.

3.2: Cắt và uốn.

a: Cắt.

Phải cắt cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, có thể dùng:

  • Dao cắt, dùng sức người: chỉ cắt được những thanh thép dưới 12mm.
  • Máy cắt: cắt được những thanh thép có đường kính tới 40mm.
  • Hàn xì: cắt được những thanh thép có đường kính lớn hơn 40mm.

b: Uốn.

Phải uốn cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, của bản vẽ:

  • Bằng tay: Dùng bằng càng cua, chỉ uốn được những thanh cốt thép có đường kính tới 25mm.
  • Bằng máy uốn: uốn được những thanh cốt thép có đường kính lớn hơn 25mm.

3.3: Nối cốt thép.

Quy trình thi công móng cọc (tiếp)

Muốn có những thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt thép ngắn thì phải nối chúng.

Nối thủ công: buộc nối cốt thép bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ các quy tắc sau:

– Đối với thép trơn:

  • Đặt ở vùng bêtông chịu kép thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt chập lên nhau một đoạn dài 30-45d, dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn.
  • Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần uốn móc, nhưng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài 20-40d.

– Đối với thép gai:

  • Đặt ở vùng bêtông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài từ 30-45d.
  • Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải từ 20-40d.

4: Thi công móng cọc – Lắp dựng cốp pha.

  • Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
  • Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.
  • Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
  • Cây chống phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chống phải được tính toán cụ thể, gỗ chống phải được chống xuống chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
  • Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
  • Mặt khác, riêng ván khuôn sàn có thể lót bạt trên ván nhằm tránh tối đa việc mất nước xi măng.
  • Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo.
  • Tim móng và cổ cột phải luôn được định vị và xác định cao độ.

Quy trình thi công móng cọc (tiếp)

5: Thi công móng cọc- Đổ bê tông móng

Đổ bê tông lót móng:

  • Bê tông lót dùng để lót nền đất trước khi đổ bê tông móng. Bê tông lót có nhiệm vụ làm sạch đáy bêtông móng. Bê tông lót phải đặc chắc, không bị phá hủy dưới tác động của môi trường chung quanh (dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh thi công..)
  • Đào đất xong hết diện tích móng, vét toàn bộ bùn đáy móng và đổ bê tông lót. Đào đất từng khu vực, đến đâu vét bùn và đổ bê tông lót ngay lập tức, lớp bê tông lót này bảo vệ lớp đất mới đào, không cho bị phá hủy hay lắng đọng bùn.
  • Lớp bê tông lót móng dày 10cm .

Xem thêm: Tác dụng của bê tông lót móngQuy trình thi công móng cọc (tiếp)

Đổ bê tông móng:

  • Mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ, không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành . Có thể dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ bị chảy . Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra . Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau . Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt phép gây sai lạc vị trí .
  • Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn. Làm sạch hệ thống sàn, cốt pha, cốt thép. Sửa chữa các khuyết điểm nếu có.
  • Tưới nước ván khuôn, hệ thống sàn trước khi đổ để tránh tình trạng hút nước bê tông.

Xem thêm:

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!