Phương pháp hàn que
Một trong các kỹ thuật hàn được sử dụng nhiều nhất hiện nay là hàn que. Phương pháp hàn que hay còn gọi là hàn hồ quang que hàn có vỏ bọc (SNAW)
Một trong các kỹ thuật hàn được sử dụng nhiều nhất hiện nay là hàn que. Phương pháp hàn que hay còn gọi là hàn hồ quang que hàn có vỏ bọc (SNAW). Phương pháp này sử dụng nhiệt hồ quang tạo ra giữa que hàn có vỏ bọc và bể hàn để hàn. Mối hàn được bảo vệ nhờ lớp thuốc bọc của vỏ que hàn bị phân hủy trong quá trình đốt cháy. Hàn que không sử dụng áp lực. Sự điền đầy kim loại có được từ que hàn.
Phương pháp hàn que
Ưu điểm và khả năng áp dụng phương pháp hàn que
So với các phương pháp hàn khác thì hàn que (hàn hồ quang SNAW) là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất.
- Kỹ thuật hàn có thể áp dụng trên nhiều kim loại với tất cả các vị trí hàn từ chiều dày lớn nhất đến mỏng nhất.
- Vỏ bọc que hàn tự cung cấp môi trường bảo vệ cho quá trình hàn.
- Không sử dụng khí bảo vệ nên ít bị tác động từ gió.
- Thiết bị có giá thành rẻ, đầu tư đơn giản và có tính cơ động cao.
- Kỹ thuật hàn que được áp dụng nhiều trong chế tạo, công-nông-ngư nghiệp, bảo dưỡng và xây dựng.
Các hạn chế của phương pháp hàn que
- Không thể hàn liên tục.
- Năng suất làm việc thấp do phải dừng lại để thay que hàn
- Hao phí nguyên vật liệu hàn.
- Sau khi hàn phải làm sạch xỉ bám.
Tác dụng của vỏ bọc que hàn
Vỏ bọc que hàn cung cấp một lượng khí bảo vệ nhất định từ sự phân hủy của một thành phần nào đó trong thuốc bọc để bảo vệ hồ quang khỏi sự oxi hóa do tác động của không khí.
Giúp khử oxi, đẩy không khí để làm thanh khiết mối hàn sau khi đông tụ.
Lớp xỉ tạo ra từ sự cháy của vỏ bọc que hàn làm nhiệm vụ bảo vệ mối hàn không bị oxi hóa sau khi đông kết.
Yếu tố ion hóa ổn định dòng hồ quang và có tác dụng cùng với dòng điện xoay chiều.
Các nguyên tố hợp kim chứa trong que hàn giúp tăng độ kết lắng cho kim loại mối hàn.
Bột sắt trong que hàn giúp cải thiện năng suất que hàn.
Xem thêm