Kỹ thuật hàn ngửa (hàn trần)

Kỹ thuật hàn ngửa (hàn trần)

lamtho.vn 18/06/2018 05:09

Hàn ngửa là vị trí khó nhất trong tất cả các vị trí không gian của mối hàn. Cùng tìm hiểu đặc điểm và kỹ thuật hàn ngửa (hàn trần) dưới đây nhé

Hàn ngửa là vị trí khó nhất trong tất cả các vị trí không gian của mối hàn. Khi hàn ngửa sự chuyển dịch của kim loại lỏng từ que hàn vào vũng hàn được thực hiện từ dưới lên ngược với hướng của lực trọng trường. Do vậy kim loại lỏng trong vũng hàn dễ bị rơi xuống phía dưới và việc hình thành mối hàn khí hàn ngửa rất khó khan.

Kỹ thuật hàn ngửa (hàn trần)

Kỹ thuật hàn ngửa( hàn trần)

Kỹ thuật hàn ngửa (hàn trần)

  • Khi hàn trần chọn điện cực hàn có đường kính nhỏ, thông thường điện cực hàn nhỏ hơn 4mm
  • Giảm cường độ dòng điện
  • Dùng que hàn có lớp bọc và lớp bọc phải có tính dính bám cao, chiều dài hồ quang ngắn
  • Khi hàn một lớp chuyển động thích hợp nhất của que hàn là hình rang cưa hoặc bán nguyệt
  • Hàn nhiều lớp. Lớp thứ nhất nên chuyển động que hàn theo đường thẳng hoặc đường thẳng đi lại. Từ lớp thứ hai trở đi nên thực hiện chuyển động que hàn theo hình rang cưa hoặc bán nguyệt

Chú ý:

  • Hàn với hồ quang ngắn
  • Khi hàn trần, dù sử dụng bất kỳ loại que hàn nào cũng không nên cho lượng kim loại nóng chảy vào vũng hàn quá nhiều. Lượng kim loại trong vũng hàn cần ít và mỏng
  • Các tạp chất và khí luôn nổi lên phía trên (đáy của vũng hàn), nên khi hàn ngửa dễ sinh ra các khuyết tật: lẫn xỉ, lỗ hơi.

Xem thêm:

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!