Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai cảnh cơ bản

Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai cảnh cơ bản

lamtho.vn 17/11/2017 11:39

Ghép mai cảnh có rất nhiều cách ghép như: Ghép xuyên tâm, ghép áp cành, ghép chồi, ghép mắt ngủ… Nhưng hiện tại việc ghép mắt ngủ được nhiều người sử dụng nhất, vì dễ làm, dẽ thành công, xin giống dễ…Trước hết xin giới thiệu cách ghép mắt ngủ

Cây mai cảnh vàng thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa thích vào ngày Tết Cổ Truyền ở miền Nam Việt Nam . Hoa mai vàng nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về vì vậy nó tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam.

Ghép mai cảnh có rất nhiều cách ghép như: Ghép xuyên tâm, ghép áp cành, ghép chồi, ghép mắt ngủ… Nhưng hiện tại việc ghép mắt ngủ được nhiều người sử dụng nhất, vì dễ làm, dẽ thành công, xin giống dễ…Trước hết xin giới thiệu cách ghép mắt ngủ

1. Đặc tính

Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai chín mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm(có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn).

Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy, cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm.

Để có một chậu hoa đẹp,ta nên thường chú ý cắt nhánh, uốn cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc,đậm chất triết lý Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.

2. Chuẩn bị dụng cụ

– Dụng cụ ghép:

 

Dao ghép cành cây                                        Băng keo ghép 

Kéo cắt tỉa cành cây

– Chọn gốc để ghép mai cảnh: hông thường gốc ghép được chọn là gốc mai tứ quý (giống này rất khỏe, ít sâu bệnh), hoặc gốc mai rừng (5 cánh)

Chọn giống & ý tưởng ghép: Một gốc ghép có thể cùng lúc ghép nhiều giống mai khác nhau, lưu ý các giống mai khỏe như Giảo , Mai trâu… ghép dưới thấp, các giống trung bình như mai xanh, mai hương … ghép ở giữa.

3. Thời vụ ghép

–  Nên ghép mai vào khoản cuối tháng 3 âm lịch đến khoản cuối tháng 4 – khi cây mai đã hồi phục trở lại sau khi dùng sức nuôi hoa. và chồi mới phát triển mạnh.

– Việc cắt thân ghép vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, mầm ghép có thể ghép được vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 âm lịch) như bạn nói. Nhưng khi ghép mai cảnh người ghép  muốn có một giống mai mới, không mấy người đi ghép mắt ghép với thân ghép cùng giống

4. Các bước ghép mai cảnh

Sau khi đã xách định xong giống cần ghép. Chọn cành không già, không non. Nếu trường hợp lá chưa rụng, dùng kéo cắt lá đi (chừa lại phần cuống lá). Dùng dao kiểm tra xem vỏ và phần thân gỗ có dễ dàng tách rời nhau không (giống như phần kiểm tra tại thân ghép).

Khi tách ra hai phần không dễ dàng mà cố tình ghép thì 99% sẽ thất bại.

Tại phần thân ghép dùng dao tách một miếng vỏ hình chữ nhật ( kích thức khoàng 0.5 x 1 cm theo chiều dọc của mầm ghép (lưu ý càng sát gốc mầm càng tốt, tách bất kể chỗ nào, không cần phải là vị trí cuống lá). Tách xong tạm thời chưa lấy miếng vỏ ra vội (tránh khô nhựa).

Tại phần giống ghép cũng tách một miếng tương tự  (nhưng phải ở vị trí cuống lá, có mắt lá như đã trình bày trên). Nhanh chóng lấy miếng ghép áp khít vào thân ghép mai cảnh ( sau khi đã lấy miếng vỏ tách sẵn tại mầm ghép ra, quay mắt ngủ lên trên, nếu muốn sau này cành mai hướng lên trên, nếu muốn có cành mai lạ mắt có thể quay mắt ngủ xuống dưới, sau này bạn sẽ có một cành mai đâm xuống dưới sau đó mới ngóc lên). Đây là công đoạn quan trọng nhất, miếng ghép phải thật khít, không được để dính nước.

Nhanh chóng dùng dây nilon (loại trong, giúp mầm cây có thể quang hợp được).
Buộc chặt, kín mắt ghép không để nước mưa lọt vào (không nên thắt nút trên mắt ghép). Cắt bớt mầm thân ghép (để lại khoảng 20 cm, có 3 đến 4 lá) giúp cây tập trung dinh dường nuôi mầm ghép.

Đưa cây vào chỗ mát, 3 ngày đầu chỉ tưới gốc, không tưới lên cây. các ngày sau tưới ướt cả cây luôn. Khoảng 10 ngày sau đưa cây ra nắng lại. Sau 15 ngày có thể mở dây nilon để biết kết quả. Khi mở ra nếu miếng ghép khô tự rơi ra. Coi như phải làm lại, kiểm tra cả quá trình xem có sai sót gì không???

Nếu miếng ghép dính chặt, còn tươi coi như bạn đã thành công. Việc còn lại là chăm bón cho mầm cây phát triển. Khi mầm ghép lên được khoảng 2 – 3 cm, ta cắt nốt phần còn lại của mầm ghép (cắt cách mắt ghép khoàng 2 cm), bôi vôi vào vết cắt tránh sâu bệnh.

5. Những chú ý khi ghép

+ gốc ghép và mắt ghép ( cành ghép ….) phải cùng loài, hoặc cùng giống với nhau thì sau khi ghép mai cảnh mới sinh trưởng tốt.

+ Thao tác ghép phải nhanh và chính xác nếu không thì bo ghép sẽ bị khô và hư khi chưa đến ngày tháo ra.

Xem thêm

 

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!