Hướng dẫn kỹ thuật ghép chanh leo hiệu quả
Chanh leo là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, thường được mọi người sử dụng làm nước giải khát hấp dẫn và thơm ngon. Nếu yêu thích loại trái cây hấp dẫn này, bạn hoàn toàn có thể tự trồng lấy một cây chanh leo ngay trong nhà mình.
Chanh leo là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, thường được mọi người sử dụng làm nước giải khát hấp dẫn và thơm ngon.
Nếu yêu thích loại trái cây hấp dẫn này, bạn hoàn toàn có thể tự trồng lấy một cây chanh leo ngay trong nhà mình. Đối với nhà phố hoặc nhà có diện tích chật thì bạn vẫn có thể trồng chanh leo vào chậu hoặc làm giàn ở ban công.
Vì vậy, Làm thợ xin hướng dẫn mọi người phương pháp ghép chanh leo mang lại hiệu quả cao.
1. Đặc tính chanh leo
Cây chanh leo hay còn gọi là cây chanh dây, cây lạc tiên, cây mác mác là dạng cây thân leo, đa niên, nửa gỗ, dễ trồng, phát triển mạnh và không cần chăm bón quá nhiều.
Thân cây tròn, lá mọc xen, viền lá có răng cưa nhỏ, có tua cuốn và có thể bám vào bất cứ chỗ nào. Quả chanh leo hình cầu, chín có mầu tím sẫm. Hạt chanh leo có lớp cơm nhầy bao quanh làm cho chanh có mùi thơm lạ, lại bổ xung thêm chất xơ.
Nhiệt độ trồng thích hợp đối với cây chanh leo là từ 16 – 30 độ C. Cây cần có ánh nắng đầy đủ, khí hậu ấm áp và khuất gió.
Chanh leo có thể trồng được trên mọi địa hình, nhưng thích hợp nhất với loại đất thoáng xốp, giàu hữu cơ như đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan, feralit, cát cổ. Mùa thu đông rất thích hợp để bắt đầu dự án trồng chanh leo tại nhà các bạn nhé.
2. Chuẩn bị
– Dụng cụ ghép:
- Dao ghép cành
- Băng keo tự dính
- Kéo ghép cành cây
– Chồi ghép: chọn giống chuẩn, lấy chồi già và gần già không nên lấy chồi quá non, ở những cành chồi ghép nên để lại 1 lá và tiến hành tỉa nhỏ lá . chiều dài của chồi ghép từ 25-30 cm
– Gốc ghép: giống ở Đài Loan nên gốc ghép nhỏ , chiều dài từ 20-25 cm
3. Thời vụ ghép chanh leo
Ghép vào mùa xuân tỷ lệ sống thường cao hơn các mùa khác. Nhiệt độ thích hợp để vết ghép mau lành dao động từ 20-30 0C. Tuy nhiên, cần có độ thoáng nhất định để cung cấp oxy cho vết thương mau lành.
Khi ghép, đòi hỏi thao tác nhanh, dứt khoát, chuẩn xác để mặt cắt được nhẵn với kích cỡ của phần ghép khớp với vết cắt ở gốc ghép. Sau khi cắt xong phải ghép ngay (càng nhanh càng tốt) để mặt cắt không bị oxy hóa hoặc gió thổi khô.
Buộc dây là rất cần thiết để tăng độ tiếp giáp và tránh nhiễm khuẩn, đồng thời chống nước mưa hoặc nước tưới thấm vào vết ghép.
4. Tiến hành ghép chanh leo
Quả chanh leo
Đối với ngọn, chúng ta vác 2 bên, vác thật nhanh dứt khoát để cho 2 vết vác thật phẳng tạo điểu kiện thuận lợi cho gốc ghép và ngọn chồi sẽ khít với nhau
Về chiều dài của vết vác từ 1,5-2cm cho cả gốc ghép và gốc ghép
Sau đó tiến hành quấn dây quấn phủ kín lớp nilon quấn theo hình lợp mái nhà đoạn cần ghép, quấn chặt và thật khít với nhau.
Để trong bóng râm ,mát có lưới che khoảng 15-20 ngày chúng ta thấy ngọn bắt đầu bung đọt non ra và cây bắt đầu sống bình thường
5. Chú ý
– Tưới nước: Chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ gúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục.
– Cắt tỉa, tạo tán: Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.
– Cũng giống như những loại cây dây leo khác, chanh leo cũng gặp phải một số loại bệnh mà phổ biến nhất là bệnh đốm nâu. Các nhánh của cây sẽ có những đốm nho nhỏ có màu nâu, dần dần lan rộng và cành sẽ bị héo úa. Ngoài ra cây còn gặp phải một số bệnh như bệnh phấn trắng, bệnh thối quả… bạn cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của sản phẩm để khắc phục những tình trạng này.
Xem thêm