Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây đào ăn quả

Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây đào ăn quả

lamtho.vn 15/11/2017 11:56

Hiện nay, có rất nhiều cách để nhân giống đào như nhân giống bằng hạt hoặc chiết. Nhưng để hiệu quả đạt năng suất cao Làm thợ muốn chia sẻ tới mọi người cách ghép đào ăn quả đem lại năng suất cao, cho ra nhiều trái.

Đào là cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới, chịu lạnh tốt, thường được trồng ở những nơi có mùa Đông lạnh: Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang). Ở miền núi, cây đào sinh trưởng rất tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Cây đào dễ trồng, sớm cho thu hoạch, cho hoa đẹp vào dịp tết, nên đây là loại cây ăn quả có nhiều tác dụng và mang lại hiệu quả cao cho người trồng trọt.

Hiện nay, có rất nhiều cách để nhân giống đào như nhân giống bằng hạt hoặc chiết. Nhưng để hiệu quả đạt năng suất cao Làm thợ muốn chia sẻ tới mọi người cách ghép đào ăn quả đem lại năng suất cao, cho ra nhiều trái.

1. Đặc tính của đào ăn quả

– Cây đào là cây thân gỗ, sống nhiều năm, thuộc nhóm cây hạt cứng, có thể vươn cao 5 – 7m, phân cành thấp, cành không thẳng và nhiều nhánh, tạo ra khung tán, hình mâm xôi, đường kính tán từ 5 – 7m.

– Rễ cây đào khá phát triển những không ăn sâu mà tập trung nhiều ở tầng đất từ 30 – 40cm, thường lan rộng hơn đường chiếu thẳng của tán lá.

– Vỏ thân và rễ cây đào cũng như những cây hạt cứng khác thường rất nhạy cảm với vết thương cơ giới, thể hiện ở triệu chứng chảy nhựa, nhựa đào khi chảy ra thường chuyển thành dạng keo mầu nâu và đóng cục ở ngoài vỏ.

– Cây đào bắt đầu ra hoa quả ở tuổi thứ 3 – 4 và có thể sống đến 20 – 30 năm hoặc lâu hơn. Năng suất quả đào ở các địa phương thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn mới đạt 5-6 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng cũng như năng suất đào ở các nước khác.

2. Chuẩn bị

– Dụng cụ ghép:

  • Dao ghép cây
  • Băng keo tự dính

–  Gốc ghép thích hợp cho cây đào ăn quả là cây đào thóc. Hạt đào làm gốc ghép được chuẩn bị và gieo ươm như đã nói ở phần trên. Khi cây cao 60 – 80cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8cm thì ghép được.

–  Chọn cành, mắt ghép tốt: Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao khi vận chuyển đi xa.

3. Thời vụ

Thời vụ ghép đào có thể quanh năm, trừ những tháng mưa nhiều. Tháng 4 – 5 cây nhỏ có thể ghép cành bên, tháng 8 – 9 cây to có thể ghép mắt và tháng 12 – 1 khi cây đã rụng lá có thể ghép nêm. Trồng cây đào ghép trong vụ Xuân có thể trồng bằng cây rễ trần khi cây chưa ra lộc non.

4. Tiến hành ghép cây đào ăn quả

Nếu được chọn để lấy mắt ghép thì sau khi thu hái quả xong, tiến hành chăm bón cho cây đào hồi phục, ổn định. Chọn lấy những cành bánh tẻ, được 6-8 tháng tuổi để lấy mắt ghép. Phải chuẩn bị trước vườn cây gốc ghép. Đào có thể ghép trên đào, chọn loại đào mọc khoẻ, mang nhiều tính hoang dã để làm gốc ghép

Cây đào sai quả

Trên gốc ghép cây đào, ở độ cao cách mặt đất 25-30cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gố ghép.

Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép.

Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép.

Khi mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía thượng tầng được trùng khớp.

1: lấy mắt ghép 2: tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép – 3: đặt mắt ghép vào gốc ghép 4: Quần lại bằng dây nilon – 5: kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt

Sau ghép 20-25 ngày tiến hành cởi dây ghép ư

Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2-3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau ghép.

5. Chú ý

– Chăm sóc vườn ươn sau ghép: tập trung những túi bầu có cây ghép sống vào gần nhau. Còn những túi bầu có cây ghép không đạt yêu cầu thì để riêng, chăm sóc và ghép lại.

– Sau khi cắt ngọn của cây gốc ghép, chồi ghép nẩy mầm và lớn dần, cần thường xuyên cắt tỉa các chồi mọc dại từ gốc cây ghép để cây tập trung dinh dưỡng nuôi phần mầm ghép.

– Thỉnh thoảng tưới nước phân pha loãng để cây giống phát triển thuận lợi.

– Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!