Kỹ thuật đóng cầu thang gỗ

Kỹ thuật đóng cầu thang gỗ

lamtho.vn 18/11/2017 05:02

Cầu thang gỗ là hạng mục không thể thiếu trong mỗi gia đình nhỏ của chúng ta. Những cách làm cầu thang gỗ và cách tính cầu thang làm sao cho hợp lý, để những thợ thi công lắp đặt cầu thang đạt được sự chắc chắn, mà vẫn đảm bảo kỹ thuật bền vững và thẩm mỹ thì không mấy ai trong chúng ta hiểu hết được. Chỉ có những người trong nghành nghề mới có thể hiểu được cách bố trí cầu thang làm sao cho hợp lý. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các kỹ thuật lắp ráp để có được cầu thang đẹp với những ưu nhược điểm như sau.

Cầu thang gỗ là hạng mục không thể thiếu trong mỗi gia đình nhỏ của chúng ta. Những cách làm cầu thang gỗ và cách tính cầu thang làm sao cho hợp lý, để những thợ thi công lắp đặt cầu thang đạt được sự chắc chắn, mà vẫn đảm bảo kỹ thuật bền vững và thẩm mỹ thì không mấy ai trong chúng ta hiểu hết được. Chỉ có những người trong nghành nghề mới có thể hiểu được cách bố trí cầu thang làm sao cho hợp lý. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các kỹ thuật lắp ráp để có được cầu thang đẹp với những ưu nhược điểm như sau.

Phần 1: Cách thi công cầu thang mặt bậc cầu thang gồm 3 yếu tố sau:

  1.  Thi công mặt bậc sử dụng ốc vít 2 đầu.
  • Khoan bê tông 4 lỗ vào mặt bậc cầu thang, mặt dưới mặt bậc cầu thang chúng ta khoan 4 lỗ để chúng ta đóng ốc vít 2 đầu.
  • Sau khi đóng ốc 2 đầu xong, chúng ta đổ keo vào lỗ bê khoan bê tông và thả mặt bậc cầu thang là sao cho đúng kích thước tiêu chuẩn mặt bậc để đảm bảo độ chắc chắn và cân bằng cho mặt bậc.
  • Tóm tắt ưu nhược điểm: Đây là cách thiết kế cầu thang và thi công phổ biến nhất. Khi thi công bằng phương pháp này mặt bậc sẽ rất vững chắc, tạo độ thật chân khi chúng ta đi trên cầu thang, tạo được tính thẩm mỹ cao cho mặt bậc cầu thang không để lộ dấu vết trên bề mặt cầu thang, so với cách lắp cổ điển cách lắp ráp cầu thang này được người thợ thi công nhiều.

 

2. Thi công mặt bậc đóng đinh theo cách cổ truyền thống

  • Cách này ngày xưa được ông cha ta sử dụng nhiều. trước tiên khoan bê tông 4 lỗ vào mặt bậc bê tông cầu thang và đóng lõi tre hoặc gỗ xuống, tiếp đến là chúng ta khoan mồi vào mặt bậc để sau đóng đinh. song song đó chúng ta phải nấu keo đường ( nhựa đường cái ) hòa với xi măng, và rải đều keo đường lên bề mặt cầu thang rồi đặt mặt bậc cầu thang lên, cố định mặt bậc để đảm bảo độ chắc chắn và cân bằng cho mặt bậc. Dùng đinh 10 để cố định mặt bậc xuống nền bê-tông.

  • Tóm tắt ưu nhược điểm: lắp ráp theo cách này sau này mặt bậc co gót sẽ làm cho mặt mặt bậc phồng lên, vì cách này rất chắc chắn dành cho những loại gỗ khô không thể co gót, cách này còn làm giảm tính thẩm mỹ vì bị lộ vết đinh trên mặt bậc gỗ.

3. Cách lắp ráp thi công cầu thang gỗ bằng chốt măng cá

  • Soi 3 rãnh măng cá ở mặt trái của bậc cầu thang, để sau này liên kết với thanh xương của mặt bậc  bê tông.
  • Trên bề mặt bê tông chúng ta đính 3 thanh xương làm sao cho đúng với bề mặt mà chúng ta soi mặt trái của mặt bậc cầu thang. chúng ta cố định thanh xương bằng máy hàn, hoặc dùng đinh đóng làm sao thanh xương cố định chắc chắn trên bề mặt bê tông.
  •  Tiếp theo chúng ta cũng rải keo đường chộn lẫn với xi măng tinh tạo độ kết dính với mặt bậc, và thanh xương, lắp ráp sao cho mặt bậc vừa khít với thanh xương, vào rãnh măng cá.
  •  – Tóm tắt ưu nhược điểm: Thanh xương sau một thời gian sử dụng cũng như thời tiết sẽ làm cho thành xương bị co ngót dẫn đến mặt bậc cầu thang sẽ không được êm ái và chắc chắn như lúc ban đầu. Do vậy sẽ tạo ra tiếng kêu khi bước lên cầu thang.

Phần 2: Lắp râp thi công cổ bậc cầu thang

  • Cổ bậc gia công tại xưởng với tính toán làm sao cho tối ưu nhất tại công trình cổ bậc được ốp vào mặt cổ bê tông làm sao cho vuông góc với mặt bậc cầu thang. tạo độ thẩm mỹ khi chúng ngắm nhìn phía hông cầu thang phải có độ vuông góc.

  • Cách thi công chúng ta cũng làm tương tự như mặt bậc, cũng phải rải keo đường lên mặt cổ bậc bê tông, sau đó đặt mặt cổ bậc gỗ lên trên mặt bậc dưới. Mặt bậc trên chúng ta lại trồng lên cổ bậc, làm sao cho đúng với rãnh hút của mặt bậc. Tiếp đến chúng ta dùng búa đinh gõ đều lên cổ bậc đảm bảo độ chắc chắn và cân bằng cho mặt và cổ bậc tạo độ chắc chắn cầu thang. Cổ bậc được cố định bằng đinh 3 hoặc đinh súng tại 4 góc mặt cổ bậc.

Phần 3: Lắp ráp đế con tiện và tay vịn cầu thang

  • Trước tiên chúng ta phải chia khoảng cách tim của mặt bậc, phải tính toán làm sao cho cân bằng với mặt bậc, tùy vào con tiện đơn hay kép, mà người thợ thi công phải tính toán chia khoảng cách cho cân bằng. Sau đó chúng ta khoan lỗ xuống mặt bậc để tạo xoáy vít rồi chúng ta gắn đề con tiện rồi nhỏ keo gỗ (keo 2 thành phần) vào lỗ của mặt bậc. tiếp đó chúng ta gắn con tiện vào mặt bậc.
  • Lắp tay vịn cầu thang bề mặt tiếp xúc với con tiện chúng ta đục lỗ khoảng 2cm check 45 độ, bao nhiêu con tiện thì chúng ta đục bấy nhiêu lỗ. sau đó chúng ta lắp ráp con tiện bằng keo 2 thành phần. Khuỷu cầu thang được lắp sau khi con tiện và tay được lắp song, trình tự cũng như lắp tay song.

Phần 4: Lắp nẹp zic rắc (len tường) và nẹp gầm bậc

  • Nẹp zic rắc được cắt chéo 2 đầu và được đấu vào nhau, tạo thành một mấu nối đan chéo vào nhau, với nhưng đường soi chạy suốt tạo điểm nhấn cho cầu thang, nẹp zic rắc này được làm để che đảy phần tường và phần tiếp xúc với của mặt bậc dùng để tre phần hở giữa tường và mặt bậc, nẹp len tường có kích thước 1.5cm, chiều rộng từ 8-10cm.Nẹp gầm cầu thang có kích thước 1,5 x 1,5cm được dùng vào phần gậm mặt bậc và phần nhô ra của bậc cầu thang. nhằm trang trí cho cầu thang thêm đẹp hơn.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!