Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây quýt hồng

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây quýt hồng

lamtho.vn 09/11/2017 10:21

Quýt hồng được nhân giống bằng phương pháp chiết nhánh đem lại hiệu quả cây trồng cao cho nhà nông.

Quýt hồng là tên gọi cho một giống quýt được trồng phổ biến ở một số nước, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam. Là loại cây ăn trái thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt. Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) là vùng chuyên canh cây quýt hồng, hiện toàn huyện có diện tích khoảng 1200 ha nằm trên ba xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành.

Hiện nay, quýt hồng được trồng được trồng bằng nhánh chiết từ cây giống địa phương. Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai trái, trái to và đặc biệt trái phải mang đầy đủ các đặc trưng của giống.
Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cây quýt hồng mang lại năng suất cao cho cây trồng nhà nông.

1. Đặc tính cây quýt hồng

– Phát triển nhanh, lá lớn xanh đậm, đuôi lá hơi vểnh lên, trồng sau 1 năm tốt nhanh như cam.

– Không chịu đất phèn, do đó đất bờ cũ trồng mau phát triển hơn đất mới lên bờ.

– Đối với cây từ 1 – 2 năm tuổi dường như loại đất nào trồng Quýt Hồng cũng tốt (sét vàng hay đất ruộng lớp mặt và đất bùn bồi).

– Từ ba năm trở lên mới phân biệt được loại đất nào quýt chịu và bền, vì nghề làm vườn Quýt Hồng của ta hiện nay có tính cách bắt chước và lan truyền theo kinh nghiệm chớ chưa có một cơ quan chuyên môn nghiên cứu và quy hoạch xem vùng đất nào trồng được và đất nào trồng không được.

– Theo kinh nghiệm của người làm vườn lâu năm, vườn nào có đem vào một lớp mặt đất ruộng thì cây bền hơn, vườn đào mương to đủ đất tại chỗ khỏi phải nông đất thêm.

– Đặc biệt là đất bùn bồi (loại đất gần sông) trồng Quýt Hồng cây mau suy (vàng lá chết yểu trước khi có trái hoặc có trái vài ba mùa rồi cũng chết lần).

– Quýt Hồng không chịu nước đọng gốc vì vật vùng đồng bằng Cửu Long, nhất là nơi nào đất thấp quá không trồng được. Những nơi này muốn làm vườn phải đắp bờ thật cao và về mùa khô thì quá hốc. Tỉnh Cần Thơ vùng Phong Điền, Cầu Nhiếm, Ô Môn và một phần của Đồng Tháp giáp Cần Thơ tương đối dễ trồng vì mực nước sông lên xuống nhanh. Riêng tỉnh Đồng Tháp dọc theo bờ Sông Hậu, vùng Lai Vung vườn Quýt Hồng phát triển tương đối mạnh về số lượng và chất lượng, màu da trái quýt rất đẹp.

Tóm lại, cây Quýt Hồng chịu tưới nước nhưng rất kỵ nước đọng rễ hoặc ngập gốc. Vùng đất đỏ hoặc đất cát như Thủ Đức, Bà Rịa, Long Thánh, v.v…trồng được nhưng lại thiếu nước về mùa khô nên cây phát triển chậm, lá không xanh và trái nhỏ.

2. Chuẩn bị dụng cụ

3. Thời vụ chiết cây

Vào khoảng tháng 3-4, hạ bầu vào tháng 5-6
– Vụ thu: chiết vào khoảng tháng 8-9, hạ bầu vào tháng 10-11

4. Kỹ thuật chiết cây quýt hồng

4.1 Chiết ngang gốc cây con:

Bộ rễ Quýt Hồng rễ dễ bị thối khi đọng nước hay ngập nước. trước đây khi nghề trồng Quýt Hồng chưa được phổ biến, nhà vườn để nguyên vẹn cây con đem trồng, nên những năm mưa nhiều hay nước ngập cao, cây quýt chết và thường là thối rễ cái và những rễ ăn sâu. Do vậy, muốn tạo bộ rễ ăn cạn trên mặt đất, về sau người ta chiết ngang gốc cây con trước khi đem ra cườn trồng.


Cách chiết cây con thì cũng tương tự như chiết một nhánh chiết. Khi cây con được 1 năm tuổi hoặc cây con có chiều cao 6 – 7 tấc trở lên là có thể chiết được.

Trước khi chiết ta nên bắt bỏ những nhánh ngang sát mặt đất và bầu chiết cao khỏi mặt đất trên dưới 2 tấc, tùy cây con cao hay thấp.

Sở dĩ không chiết sát mặt đất vì:

– Thứ nhất thao tác trong lúc chiết được dễ dàng.

– Thứ hai là gốc chiết sau khi cắt đi có thể tái sinh.

Nghĩa là sau khi bầu ra rễ cắt đi ta vo phân tưới gốc còn lại sẽ đâm nhiều chồi non. Lực những chồi mập tốt chừa lại nhiều nhất là 2 chồi. Mỗi năm sau có thể chiết một lần nữa.

4.2 Phương pháp chiết nhánh

Nhánh chiết mang đầy đủ đặc tính di truyền của cây mẹ, nên muốn gầy giống bằng nhánh chiết ta cũng phải lựa cây mẹ có đầy đủ yếu tố ưu việt: cây mẹ không bị bệnh, trái to, trái ít nhiễm bệnh và nhất là cây tơ từ 2-4 năm tuổi.


– Nhánh chiết từ cây mẹ là cây trồng bằng hột, cây sẽ phát triển mạnh nhưng chậm có trái từ 1-2 năm.

– Nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là nhánh chiết có thể vừa phát triển vừa có trái. Ta phải bẻ bỏ trái non khi chưa đúng sức. cành lá sau này cũng yếu ớt hơn và tuổi thọ ngắn hơn nhánh chiết từ cây trồng bằng hột.

Ưu khuyết điểm trồng cây bằng nhánh chiết

– Nhánh chiết trồng rất mau có trái, khi trồng xuống đất, cây bắt đầu tốt là có thể có trái nhưng phải đợi cây đúng sức ( từ 2,5 năm trở lên nếu tàn lớn là có thể để trái được ).

– Dễ đậu trái hơn cây cao. Trái rất sai nhưng trái nhỏ, cây thấp, cành lá yếu ớt, nặng việc chống chỏi.

Tóm lại, lập vườn trồng cây bằng nhánh chiết mau hưởng huê lợi nhưng tuổi thọ kém hơn cây trồng bằng hột và càng lâu năm trái càng thưa thớt vì cành nhỏ khô dần. Nhìn vào cây trồng bằng nhánh chiết về giá thường khẳng khiu, sơ rơ không cân đối như cây trồng bằng hột.

Cách chọn nhánh chiết

Muốn một cây chiết trồng xuống đất mau phát triển, nhánh chiết dù từ một cây mẹ trồng bằng hột hay là một cây nhánh chiết, trước tiên cây mẹ phải tốt, không có nhiều trứng vành lá. Không chiết những nhánh gốc đâm ngang mang nhiều nhánh phụ. Nên lựa những nhánh từng trên có hướng đâm lên ( càng về ngọn cành tốt) trồng cây lớn, chót đọt nhỏ (đầu voi đuôi chuột)

4.3 Thao tác chiết cây


Cắt một đoạn cành khoanh vỏ dài khoảng 3-4cm trên cành định chiết, cạo hết phần thượng tầng để se khô,

Bọc đất xung quanh ( hay vật liệu bó bầu như các cây ăn trái khác hoặc xơ dừa, rễ lục bình …) dùng bao nilon quấn quanh phần bầu bó buộc chặt đầu trên thả lỏng đầu buộc dưới.

Sau một thời gian, thấy quanh bầu bó xuất hiện nhiều rễ đâm ra tiến hành cắt bỏ cành chiết, cắt khỏi cây mẹ ta sẽ được một cây mới

5. Chú ý chăm sóc

– Trồng cây chắn gió và che mát: Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với vườn Quýt hồng, nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh theo gió xâm nhập vào vườn, tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: dâm bụt, tràm…

– Giữ ẩm: Bằng cỏ, rơm rạ và cách gốc khoảng 20 cm nhằm giữ ẩm trong mùa nắng, hạn chế cỏ dại phát triển, đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để hạn chế đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Trong thời kỳ khai thác thì xu hướng hiện nay là quản lý cỏ dại trong vườn chứ không làm sạch cỏ nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!