Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cây quất

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cây quất

lamtho.vn 10/11/2017 11:54

Để cây quất cảnh có nhiều quả nhất và ra đúng vào dịp tết nguyên đán, cần phải áp dụng một số kỹ thuật trồng và chăm sóc theo phương pháp khoa học nhất định. Cây quất từ khi chiết cành đến thời điểm đem bán sẽ mất thời gian ít nhất 3 năm.

Vào dịp Tết Nguyên đán, cây quất cảnh (tắc kiểng) được nhiều người ưa chuộng để trưng bày. Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Đất trồng thường là đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là từ 5 – 6.

Để cây quất cảnh có nhiều quả nhất và ra đúng vào dịp tết nguyên đán, cần phải áp dụng một số kỹ thuật trồng và chăm sóc theo phương pháp khoa học nhất định. Cây quất từ khi chiết cành đến thời điểm đem bán sẽ mất thời gian ít nhất 3 năm.

Cây quất thường được nhân giống theo phương pháp vô tính. Trong các phương pháp nhân giống vô tính thì chiết cành là phương pháp tối ưu nhất đối với cây Quất cảnh bởi cây nhanh cho thu hoạch, lại giữ được đặc tính tốt từ thế hệ bố mẹ.

Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kĩ thuật chiết cành quất mang lại hiệu quả nhân giống cây trồng.

1. Đặc tính cây quất

– Cây quất là cây gỗ nhỏ, phân nhiều cành nhánh, lá đơn màu xanh thẫm. Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm. Quả dần từ màu xanh sang màu cam hoặc vàng cam khi chín; quả có nhiều hạt, nhiều múi, vị chua. Vỏ tắc có mùi tinh dầu thơm.

– Cây quất dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, thiếu nước, thiếu ánh sáng và pH không phù hợp.

– Quất sinh trưởng nhanh, tán lá đa dạng, lá ngắn đuôi lá tròn, tinh dầu trên lá có mùi thơm như cam, chanh. Rễ Quất ăn nông, xung quanh có một lớp nấm Micorhiza dày giúp cho việc hút nước và dinh dưỡng từ đất được dễ dàng hơn. Cây quất ra hoa quanh năm, nhưng mạnh nhất là vào cuối năm khi thời tiết chuyển xuân.

– Cây có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 – 39oC, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 29oC. Nhiệt độ thấp hơn 12oC và cao hơn 40oC cây ngừng sinh trưởng. Ở những vùng vào mùa hè nóng nhiệt độ trên 40oC, cây dễ bị khô héo và rụng lá.

2. Chuẩn bị dụng cụ

3. Thời vụ chiết cành quất

– Thời gian chiết thường vào tháng 12 âm lịch để kịp trồng vào mùa xuân, khi đó cây sẽ phát triển tốt hơn những mùa khác. Sau 2 tháng rễ bắt đầu phát triển có thể tiến hành cắt tách cây quất đem trồng vào chậu.

– Hoặc có thể chiết vào khoảng tháng 2, cắt cành chiết vào khoảng tháng 4 âm lịch hằng năm.

4. Kỹ thuật chiết cành quất

Quất thường tạo cây con bằng cách chiết từ cây mẹ. Nhiều gia đình, cơ sở trồng quất thường có 2 hoặc nhiều cây quất mẹ có nhiều tuổi để chiết ra được nhiều cây con.

Chọn cây mẹ: Cây khỏe, đẹp, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, tán lá phát triển đều, rộng….

Chọn cành chiết: Chọn cành khỏe, không sâu bệnh, cành có đường kính to bằng cây đũa ăn, dài khoảng 30cm là được. Chọn cành chiết làm giống nên chọn cành to bằng ngón tay út, cành và lá phát triển đều. Mục đích là để cây phát triển tốt, rễ phát sau khi chiết nhiều.

Chuẩn bị giá thể chiết cành: Giá thể chiết cành bao gồm đất phù sa nhẹ hoặc đất bùn ao phơi khô nghiền nhỏ phối trộn với rơm rạ mục, rễ bèo…theo tỷ lệ như sau: (Rơm rạ, rễ bèo)/đất bột bùn = 1/2. Hỗn hợp trên được phối trộn với chất kích thích ra rễ nhằm hỗ trợ quá trình ra rễ của cành chiết.

Thao tác chiết cành quất:

+ Dùng dao chiết thật sắc đã khử trùng khoanh vỏ cành chiết với chiều dài 2cm, lóc vỏ phần đã khoanh cạo hết lớp tượng tầng xung quanh cành để tránh tái sinh vỏ.

+ Sau khi bóc vỏ cành chiết để cho khô khoảng 1-2 ngày

+ Dùng hỗn hợp bó bầu đã chuẩn bị tiến hành bó lại bằng bao nilon trong, cột chặt 2 đầu không để thoát hơi nước ra ngoài tránh bị khô.

+ Sau 60-65 ngày cành chiết phát triển triển cho ra bộ rễ hoàn chỉnh, lúc đó cắt cành và đưa ra vườn ươm cây và chăm sóc cây con năm thứ nhất: như bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán…Đối với cây Quất cảnh thì từ lúc chiết cành đến ươm cây đến cho thu hoach mất khoảng 3 năm.

5. Chú ý

– Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như: bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, …

– Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón. Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá.

– Bón phân 3 lần/năm loại phân là DAP, NPK và phân vi sinh. Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân. Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 + kg phân vi sinh/gốc/năm.

– Vào mùa khô tưới mỗi ngày 1 lần. Tưới ướt đều mặt đất. Vào mùa mưa phải có rãnh thoát nước.

– Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả ( mục đích là để nuôi thân và cành)

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!