Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cây phật thủ

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành cây phật thủ

lamtho.vn 13/11/2017 01:48

Cây giống phật thủ thường có 2 loại là cây chiết và cây ghép. Cây ghép mặc dù sống khỏe hơn nhưng cách chăm sóc cũng phức tạp và cầu kỳ hơn. Vì thế, nếu không được chăm sóc tốt, quả của cây ghép sẽ không được đẹp (các ngón xòe đều, đẹp) như từ cây chiết.

Cây phật thủ có thể dùng để ăn tươi hoặc làm mứt. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt. Cây giống phật thủ thường có 2 loại là cây chiết và cây ghép. Cây ghép mặc dù sống khỏe hơn nhưng cách chăm sóc cũng phức tạp và cầu kỳ hơn. Vì thế, nếu không được chăm sóc tốt, quả của cây ghép sẽ không được đẹp (các ngón xòe đều, đẹp) như từ cây chiết. Vậy để chiết cây phật thủ ta phải làm như thế nào ?

Sau đây, Làm thợ muốn chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cành để nhân giống cây phật thủ đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.

1. Đặc tính cây phật thủ

– Cây phật thủ thuộc loại thân gỗ, dạng bán bụi, cây cao khoảng 1-2m, phân cành nhiều, cành mềm, mọc ngang là trên mặt đất, từ gốc đến ngọn; trên thân có nhiều gai ngắn, nhọn.

– Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu sớm rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đến tác dụng quang hợp, ảnh hưởng đến ra hoa kết quả, giữ được lá là giữ được quả.

– Cây Phật thủ là một giống cây chịu hạn kém, thừa nước hoặc quá thiếu nước cây đều chậm phát triển.

– Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển, sinh trưởng của cây là từ 13 đến 33 độ C, nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có hại cho cây. Nhiệt độ quá 40 độ C cây có thể dẫn đến cháy lá hoặc xám trái, dưới 3 độ cây sẽ không thể phát triển và rơi vào tràng thái “ngủ đông”.

2. Chuẩn bị

– Dụng cụ chiết:

– Chuẩn bị cành chiết

Chọn cành cây phật thủ chiết là cành đã ổn định, vỏ cành màu nâu, cành to vừa phải, đường kính cành khoảng 2cm. Cành nhỏ sẽ phát triển chậm, cành to quá thì hại cây.

Tuyệt đối không dùng cành bị sâu bệnh, bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá. Không chiết các cành vượt, cành la, cành yếu. Không nên chọn cành mọc ở thân ra.

Nên chọn cành đã phân nhánh, cành ra quả bình thường. Trước khi chiết nên đánh dầu bằng vôi cành định chiết. Trong một cây không nên chiết quá nhiều cành vì sẽ hại cây. Cây được chọn để chiết  phải bảo đảm cho cây mẹ cân đối, giữ được khung cành phân bố đều, cây sinh trưởng phát triển tốt

3. Thời vụ

– Phật thủ có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 – 10.
– Thời vụ chiết ở miền Bắc thường là vụ xuân (tháng 3, 4), vụ thu (tháng 8 – 9). Trong 2 thời kỳ này, khi chiết cũng cần chọn lúc cây ngừng sinh trưởng lá non. Khi cây đang có mầm non nếu chiết cành, rễ không phát triển được.

4. Kỹ thuật chiết

– Khoanh vỏ: Đối với cành có đường kính 1,5cm thì khoảng cách khoanh là 3cm. Dùng dao cắt hết lớp vỏ, cạo kỹ xung quanh. Đối với loại cây có nhựa mủ, nên để sau một tuần lễ mới bó bầu, nếu bò bầu ngay sau khi cạo thì loại cành này sẽ không ra rễ. Loại cây không có mủ cũng để vài ngày sau mới bó bầu.

– Nguyên liệu làm bầu: Dùng đất thịt nhẹ, phơi khô để ải, đập nhỏ trộn với 1/4 phân chuồng mục và 1/4 mùn đã phân giải để giữ cho bầu chiết tơi xốp và giữ được độ ẩm cần thiết cho sự ra rễ. Để cành chiết ra rễ nhanh và tốt thì dùng thêm hóa chất kích thích.

Các nguyên liệu trên có thể trộn với chất kích thích đã pha sẵn, nắm thành từng nắm to nhỏ tùy theo cành chiết.

Chất kích thích dùng để chiết cành thường là IBA, IAA. Cách dùng theo sự chỉ dẫn trên bao bì.

– Cách bó bầu: Khi đã có bầu nắm sẵn thì dàn đều đất bầu xung quanh cành và phủ chờm ra hai đầu nơi đã cạo vỏ rồi nắm lại. Sau đó dùng giấy PE bọc ngoài, buộc chặt hai đầu bằng sợi nylon bền để giữ ẩm, thuận lợi cho rễ phát triển. Chăm sóc bầu chiết phải luôn đủ ẩm cho rễ phát triển tốt. Không dùng manh chiếu, mo cau, bao tải để bọc vì bầu dễ khô, không ra được rễ.

– Sau khi chiết được 3 – 4 tháng cành chiết có rễ đủ tiêu chuẩn thì dùng cưa cắt cành rời khỏi cây mẹ đem gơ.

– Cành cắt đem gơ bầu phải có nhiều rễ, rễ đã chuyển sang màu nâu vàng. Nếu rễ còn non như rễ chuối thì cành mang gơ dễ bị chết.

– Sau khi cắt cành, phải tỉa đi một nửa số lá hoặc nhiều hơn, nếu để toàn bộ lá, lá sẽ phát tán mạnh trong khi rễ chưa hút đủ nước, các cành lá sẽ khô và bầu chiết dễ chết.

– Ngoài việc tỉa lá, phải mở dây buộc 2 đầu bầu rồi nhúng vào nước độ 1 giờ lấy ra, dùng rơm rạ mục trộn với phân hoai và bùn ao đắp thêm vào bầu và xếp vào vườn ươm, buộc cành cho gió không lay; phủ cắt lắp bầu, phủ rơm và tưới ẩm che chắn cho cây. Mùa xuân đem trồng.

5. Chú ý

– Khi mới bắt đầu không nên trồng cành chiết vào chậu ngay mà nên trồng tại vườn hoặc nơi nào rộng, nhiều đất để đảm bảo cung cấp cho cây đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

– Lượng nước tưới cho cây căn cứ theo mùa. Khi nhiệt độ thấp thì tưới cây 3-4 ngày một lần, lưu ý không tưới cây vào buổi trưa và chú ý thoát nước.

– Vào mùa đông không nên để gió lạnh thổi vào cây, khống chế lượng nước, giữ cho chậu ẩm vừa, nếu phát hiện đất chậu khô nên chia ra nhiều lần tưới luông tưới ít, không nên tưới quá đẫm nước.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!