Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành bưởi diễn hiệu quả

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành bưởi diễn hiệu quả

lamtho.vn 11/11/2017 11:26

Cũng như cắm hom, chiết (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Cũng như cắm hom, chiết cành bưởi diễn (bó) là một phương pháp nhân giống lấy cành làm nguyên liệu. Vì đã có búp sinh trưởng, thân, lá nên vấn đề chính là làm cho cành ra rễ thì sẽ có một cây con hoàn chỉnh.

Cách chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới. Đối với việc nhân giống bưởi diễn, cam canh hay các cây ăn quả lâu năm, chúng ta nên áp dụng kỹ thuật chiết cành. Chiết cành là cách tạo ra cành cây giống để trồng bằng cách tạo cho ra rễ trên vỏ li be của cành chiết.

Chiết cành bưởi nhanh cho quả hơn, khoảng một năm là cây cho quả, cây bưởi không bị thoái hóa và giữ nguyên được các ưu điểm của cây bố mẹ.

Sau đây, Làm thợ xin chia sẻ đến mọi người kĩ thuật chiết cành bưởi đem lại hiệu quả cao cho nhà nông.

1. Đặc tính cây bưởi diễn

– Cây bưởi diễn có nguồn gốc xuất xứ  tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm Hà Nội  (nay thuộc 2 phường Phú Diễn và Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm Hà Nội).

– Cây bưởi Diễn có lá nhỏ hơn lá cây bưởi thường, và chiều cao trung bình cũng thấp hơn, đến tuổi trưởng thành chiều cao trung bình của nó là khoảng 4m, vỏ thân cây có màu vàng nhạt, thình thoảng có nhựa chảy ra ở những vết trầy xước trên thân cây, là cây thân gỗ có ít Gai hơn cây bưởi thường.

– Bưởi diễn là loại cây ăn quả có khả năng sống cao,rất dễ trồng và mọc trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất thịt. Thông thường cây bưởi Diễn đạt độ chăm bón,chất đất phù hợp sẽ cho năng suất cao cao,màu sắc kích thước đều đạt chuẩn,ăn rất ngọt và mát.

2. Chuẩn bị

– Dụng cụ chiết :

– Chọn cành chiết:

+ Các bạn nên lựa chọn những cành trên cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh có độ tuổi khoảng 5-10 năm là hợp lý (bởi lúc đó cây có sức sống tốt nhất, cũng như biết được năng suất cao hay thấp, chất lượng quả thu hoạch có ngon hay không).

+ Cành chiết được chọn sẽ có 2 đến 3 nhánh, bánh tẻ (không non cũng không già) chiều cao và bán kính vừa phải (thường là 40×4 cm) tại những nơi khuất sáng trong tán cây mẹ, nơi quá nhiều cành lá um tùm.

+ Các bạn phải xác định chiết cành không đơn thuần là để làm giống mà còn là cách định hình tán cây do đó nên tận dụng nhánh xấu, đơn lẻ còi cọc. Tránh sử dụng các cành lớn, trồi ngọn, nhánh chính của cây.

– Chuẩn bị đất bó bầu

+ Lấy đất bùn tốt nhất là vét từ ao hồ lên, sau đó đem phơi ải 1-2 ngày cho quánh lại.

+ Yêu cầu đất bó bầu là đất phù sa có độ ẩm từ 70%-80%, trộn với 1/3 phân bón hữu cơ, phân hoai mục

+ Đắp đất quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt, rất cần thoáng nhiều oxy nên cần chọn đất xốp và nhiều phù sa. Ở miền bắc thường dùng đất trộn rơm hoặc bèo tây, thường chặt vụn giúp bầu đất thoáng khi hơn…

+ Có nhiều người hỏi tại sao phải lấy bùn mà không phải là đất mịn trộn với nước bởi vì bùn chứa nhiều chất hữu cơ dễ hấp thụ, tuy nhiên phải được phơi ải để loại bỏ các loại vi khuẩn cũng như tăng độ bám khi kết hợp với rơm khô.

3. Thời vụ chiết cành bưởi

Nên chiết cành vào vụ xuân để vào thu trồng hoặc giâm xuống đất  hoặc là chiết vào đầu mùa thu để vào đầu mùa xuân trồng, vào những thời vụ như vậy  bưởi diễn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất vì thời tiết thuận lợi cho các cây trồng đâm chồì nảy lộc.

4. Tiến hành chiết cành bưởi

Bước 1: Khoanh vỏ 

Hiện nay trên thị trường có kéo khoanh vỏ chiết cành kép giúp cho quá trình khoanh vỏ được thực hiện dễ dàng hơn

  • Đầu tiên ta dùng 1 con dao thật sắc khứa đoạn muốn tạo rễ chừng 2-4 cm là vừa ( Hoặc có thể dùng kéo khoanh vỏ chiết cành kép hiện nay giúp cho quá trình khoanh vỏ được thực hiện dễ dàng hơn ).
  • Tiếp đó cạo thật sạch phần vỏ giữa 2 điểm khứa (yêu càu vết khứa phải gọn gàng không bị nát để tránh bị thối và sâu hại tấn công).
  • Theo các chuyên gia để cây con nhanh chóng ra rễ thì việc làm sạch vỏ là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp Xitokinin không được chuyển tiếp được lên phần cành chiết qua mạch dẫn ở vỏ, từ đó giúp tỷ lệ giữa Auxin và Xitokinin thay đổi nên rễ mọc nhanh hơn.

Khoanh vỏ cành chiết

Bước 2: Bó bầu đất

  • Khi đã để 1-2 ngày để vùng cạo vỏ khô hoàn toàn, công việc tiếp theo là đắp đất thật kín xung quanh. Ở bước này ta lưu ý là quấn chặt lượng vừa đủ bởi nếu to quá thì bầu đất sẽ rất dễ tuột , nhỏ quá thì lại không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cành chiết.
  • Dùng ni lông độ dày vừa đủ để bao lấy phần đất đã quán trước đó, nên dùng ni lông màu trắng để tiện quan sát quá trình phát triển của rễ.
  • Cuối cùng cố định lại bằng dây buộc ở 2 đầu, làm chặt phần phía trên để nước mưa không làm trôi bầu đất, trong khi phần phía dưới buộc hờ để có không khí lưu thông và dễ thoát nước.

Bó bầu cành chiết

Bước 3: Cắt cành và ra rọ

  • Sau khoảng 3-4 tháng cây đã ra rễ đầy đủ, khi nhìn qua lớp ni lông bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rễ đã chằng chịt, thậm chí còn đâm xuyên qua lớp ni lông. Lúc này ta tiến hành cắt cành, lưu ý là phải thật nhẹ nhàng không làm vỡ mất bầu đất.
  • Tiếp đó các bạn có thể đưa ra bầu hoặc đem xuống vườn ươm, cần thường xuyên bổ sung lượng nước cần thiết kết hợp với việc bón phân, nhặt cỏ và chăm sóc sâu bệnh

5. Chú ý khi chiết cành bưởi

– Cũng như khi cắt cành để cắm, phải chọn cành để chiết trên cơ sở đã chọn cây mẹ. Không chiết cành trên những cây già đã ra hoa quả nhiều lần. Tốt nhất là chiết trên những cây non, đương còn tơ.

– Chiết những cành ở phần trên của tán cây, chọn cành xiên, ở chỗ có nhiều ánh sáng, cành thô, lá mọc dày, lóng ngắn. Không chiết cành ở đỉnh ngọn, hoặc những cành vượt mọc ở trên thân chính hoặc ở phía chân các cành lớn, vì khó ra rễ do nhiều nước, lóng dài đường bột tích lũy ít. Kích thước cành tùy loài cây, đường kính từ 1 cm đến 3 cm, tuổi cành từ 1 – 3 năm.

– Nên bỏ thói quen chiết cho mình trồng thì chọn những cành quá to vừa lãng phí gỗ ghép, vừa suy kiệt cây mẹ, còn chiết để bán thì tận dụng cả những cành nhỏ ở phía dưới, thậm chí ở trong tán cây, dù có ra rễ, cành sẽ vô giá trị, mọc xấu, còi cọc.

– Chú ý:  dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!