Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây lá màu
Cây lá màu đẹp có thể dùng làm cây trồng viền- cây trồng nền trong bồn hoa của công viên, sân vườn, trường học… Cây lá màu còn có thể trồng chậu để bàn hay chậu đứng trang trí nội thất, nhà ở, văn phòng…
Cây lá màu đẹp có thể dùng làm cây trồng viền- cây trồng nền trong bồn hoa của công viên, sân vườn, trường học… Cây lá màu còn có thể trồng chậu để bàn hay chậu đứng trang trí nội thất, nhà ở, văn phòng…
Cây lá màu có khá nhiều giống, có “nghệ nhân” ở Thủ Đức, Tp. HCM đã sưu tầm được đến 23 giống khác nhau. Tùy theo hình dáng và màu sắc của lá mà người chơi đã đặt cho chúng những cái tân mang tính hình tượng rất hay.
Thí dụ: giống Sao nhái (lá bầu màu xanh đốm vàng), giống Đôm đóm (lá dài, màu xanh có đốm vàng), giống Ruột vịt (còn gọi là mũi khoan) lá nhìn giống như ruột con vịt hoặc chiếc mũi khoan có màu xanh gân vàng, giống Hỏa tiễn (lá nhìn giống trái hỏa tiễn, có màu xanh), giống Đuôi lươn (lá dài giống đuôi lươn, màu đỏ), giống Da quy (lá xanh, gân đỏ gần giống da của con rùa)…và….Có lẽ do cùng họ hàng với nhau nên chúng có thế ghép với nhau được.
Sau đây hãy cùng làm thợ tìm hiểu về cây lá màu và cách ghép cây lá màu trên một gốc cây nhưng lại có đến gần chục loại lá màu khác nhau.
1. Đặc tính cây lá màu
Cây lá màu ưa đất tơi xốp, giàu mùn, độ ẩm cao. Cây da quy ưa sáng cũng có thể chịu bóng bán phần nhưng vào mùa nắng nên để cây dưới tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Cây da quy là loài cây thân thảo cao từ 0.3 – 2 m. Thân cây màu nâu và sần sùi có nhiều nốt.
Lá cây da quy dạng thuôn dài hẹp ngang, nhọn đầu, bóng mặt trên. Màu sắc của các lá cây da quy rất đa dạng, có thể lá màu xanh gân vàng, màu vàng đốm xanh, màu đỏ đốm xanh, màu đỏ xám… và mặt dưới lá màu đỏ tía.
Cụm hoa cây da quy nhỏ hình đuôi sóc dài ở ngọn thường cong mang nhiều hoa nhỏ màu trắng sữa. Tuy nhiên, cây đẹp nhờ lá chứ không phụ thuộc nhiều vào hoa. Quả cây da quy là quả nang, hạt có vân, nhiều màu.
2. Chuẩn bị
3. TIến hành ghép cây lá màu
Muốn có một gốc ghép đẹp trước hết các ban phải sưu tầm một cây lá màu có gốc thật lớn (nên chọn giống Da quy, vì loại này mau lớn, phát triển mạnh, gốc lớn có thế mới đủ sức mang trên mình nhiều giống khác).
Căt tỉa bớt nhánh cũ, tạo cho cây có thế đẹp, trồng vào trong chậu với hỗn hợp 1/2 đất mùn mặt vườn (hay đất phù sa) trộn đều với 1/2 phân chuồng đã ủ hoai mục.
Chăm sóc chu đáo, sau vài tháng cây sẽ ra tược mới, chờ cho những tược mới này có độ lớn cỡ điếu thuốc lá trở lên là có thể ghép được (để cho dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược mới này gọi là một gốc ghép).
Có nhiều cách ghép, nhưng trong trường hợp này các bạn nên áp dụng cách ghép chẻ ngọn (hay còn gọi là ghép vạt nêm), vì cách này vừa dễ ghép vừa rất dễ thành công.
Cây lá màu
Cách làm cụ thể như sau:
Trên gốc ghép dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ một đoạn ngọn dài khoảng 5 – 6cm, cắt bớt những lá ở ngay phía dưới chỗ vừa cắt, sau đó dùng lưỡi dao chẻ đôi chỗ vừa cắt sau khoảng 2cm (phần này gọi là miệng ghép).
Trên cây cần lấy giống lựa cành có độ lớn tương đương với độ lớn của gốc ghép, cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 4 – 5 cm, cắt bỏ lá, phía dưới gốc của đoạn cắt này dùng dao cắt vạt nêm hai bên (mỗi bên vạt một miếng dài khoảng 1,5 – 2cm) đưa chỗ vừa vạt nêm vào miệng ghép sao cho vừa khít rồi lấy dây nilông quấn chặt lại, sau cũng dùng bao nilông (loại trong) bao chùm lên chỗ vừa ghép để giữ cho cành ghép không bị khô và chỗ ghép không bị nước thầm vào làm hư thối.
Khoảng 2 tuần sau nếu thấy cành ghép còn sống thì mở bao nilon, khi nào thấy cành ghép ra lá mới thì tháo bỏ dây nilông trên chỗ ghép.
4. Chú ý
Xin lưu ý với các bạn để có tỷ lệ ghép thành công cao các bạn nên chọn cành ghép và gốc ghép có độ lớn tương đương với nhau, nếu một trong hai cái mà lớn hơn cái kia thì tỷ lệ thành công sẽ không cao, độ lớn này chênh lệch càng nhiều thì tỷ lệ ghép thành công càng thấp. Nhiều người không biết vấn đề này nên khi ghép thường cho kết quả thấp.
Xem thêm