Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây ca cao

Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây ca cao

lamtho.vn 20/11/2017 04:19

Ghép ca cao là biện pháp nhân giống tốt nhất cho cây, sau 24 tháng, cây ca cao ghép cho năng suất từ 25 – 40 quả cây (tương đương 1,0 – 1,5 kg hạt khô/cây). Một điểm đáng chú ý là ngoài việc góp phần tăng năng suất, chất lượng hạt, cây ca cao ghép còn có khả năng kháng cao với bệnh thối quả

Hơn 10 năm gắn bó với đất Tây Nguyên, cây ca cao mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế cao cần có biện pháp nhân giống phù hợp

Ghép ca cao là biện pháp nhân giống tốt nhất cho cây, sau 24 tháng, cây ca cao ghép cho năng suất từ 25 – 40 quả cây (tương đương 1,0 – 1,5 kg hạt khô/cây). Một điểm đáng chú ý là ngoài việc góp phần tăng năng suất, chất lượng hạt, cây ca cao ghép còn có khả năng kháng cao với bệnh thối quả. Cùng Làm thợ tìm hiểu kĩ hơn về các phương pháp ghép ca cao nhé!

1. Chuẩn bị dụng cụ:

– Dụng cụ ghép:

2. Các phương pháp ghép và kỹ thuật ghép cây ca cao

2.1. Ghép áp cành

Ghép áp cành cho cây ca cao

  • Cách chọn cành ghép: Cành ghép là loại cành ngang, đang ở giai đoạn bánh tẻ, có mặt trên màu nâu, mặt dưới màu xanh. Cành ghép đang trong giai đoạn ngừng sinh trưởng, ở các nách lá mầm mới nhú hạt gạo.
  • Cách xử lý cành ghép: Cành ghép khi lấy về tốt nhất nên ghép ngay. Đoạn cành ghép có chiều dài từ 3 – 4 đốt, có 2 lá và đó cắt bỏ đi 3/4 phiến lá. Vát cành ghép theo 2 phía có độ dài khác nhau. Mặt cành ghép áp vào gốc ghép có chiều dài vết vát từ 2,5 – 3,0cm, mặt đối diện có vết vát ngắn hơn, khoảng 1,0 – 1,5 cm
  • Xử lý gốc ghép:

+ Đối với vườn cần ghép cải tạo là cây thực sinh: chọn trên 3- 4 cành chính phân đều theo các hướng để ghép.

+ Đối với các vườn trồng từ cây ghép thuộc bộ giống cũ: cần thay giống mới, nên định hình ghép trên 2 thân chính, ghép ở độ cao từ 50 – 60cm.
Xử lý gốc ghép: Dùng dao ghép sắc rạch và lật lớp vỏ trên thân cây một đoạn hình chữ nhật có chiều rộng từ 1,5 – 2,0cm, chiều dài 3,0 – 4,0 cm

  • Phương pháp ghép: Đưa cành ghép áp vào trong phần vỏ mới lật ra của gốc ghép, sao cho vừa khớp với đoạn cửa sổ vừa mở ra. Sau đó dùng dây nhựa mềm cột lại, dùng túi ni lông trắng trong chụp lại trong vòng 20 – 25 ngày rồi mới tiến hành mở bao chụp. Sau 40 ngày trở lên tiến hành cắt dây ghép. Khi thấy cành ghép phát triển, ra được 1 – 2 tầng lá mới tiến hành cưa bỏ phần thân cây phía trên vết ghép, chỉ chừa lại một cành để hút nhựa. Nên ghép cành vào 2 vị trí đối diện nhau trên thân chính để cho vết ghép tiếp hợp liền cành tốt nhất, tránh được phần gốc cành ca cao sau khi cưa khỏi bị  thối, mục.

2.2. Ghép nối ngọn

Ghép ca cao bằng phương pháp ghép nối ngọn đạt tỷ lệ sống cao

Phương pháp ghép nối ngọn đơn giản hơn phương pháp ghép áp cành, đạt tỉ lệ sống cao song lại có nhược điểm là trong năm đầu cành ghép có phần phát triển yếu hơn so với phương pháp ghép áp.

  • Gốc ghép:

+ Đối với vườn cần ghép cải tạo là cây thực sinh: Nuôi chồi vượt mới mọc ra từ gốc ghép, đến khi chồi vượt ra 2 – 3 tầng lá thì tiến hành ghép.

+ Đối với các vườn trồng từ cây ghép thuộc bộ giống cũ năng suất thấp: Khi cần thay giống thì tiến hành cưa toàn bộ thân, cành ở độ cao 50 – 60 cm, chỉ chừa lại 1 thân chính ở giữa để hút nhựa và nuôi phần chồi ghép. Sau khi tược non ra được từ 6 – 8 lá thì tiến hành ghép.

  • Xử lý gốc ghép: Cắt bỏ đi 1 tầng lá ngọn, tiến hành chẻ dọc giữa thân cây gốc ghép một đoạn dài 2,0 – 2,5 cm.
  • Xử lý chồi ghép: Cành ghép là đoạn cành bánh tẻ, có chiều dài từ 2 – 3 đốt và đã cắt bỏ hết lá. Dùng dao ghép sắc vạt chồi ghép thành hình nêm có độ dài 1,5 – 2,0 cm.
  • Phương pháp ghép: Đặt chồi ghép vào vị trí gốc ghép đã chẻ sao cho vừa khít giữa phần gốc ghép và chồi ghép, sau đó dùng dây P.E mỏng quấn kín chồi ghép và gốc ghép lại  với nhau theo hướng từ gốc lên ngọn.

3. Một số điểm cần lưu ý

  • Thường xuyên vặt chồi non mới ra trên phần gốc ghép cũ.
  • Chỉ cưa bỏ phần thân cây cũ chừa lại khi chồi ghép đã phát triển mạnh để tránh được hiện tượng gốc ghép khô và chết.
  • Quét dung dịch vôi trên toàn bộ phần mặt thân cây gốc ghép đã cưa để tránh nhiễm nấm bệnh gây hại.

Trên đây là 2 phương pháp ghép ca cao đem lại năng suất cao hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công !

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!