Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây mít

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây mít

lamtho.vn 11/11/2017 09:12

Cây mít là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không. Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô.

Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, Mít Nài, mít Tố Nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v…

Tùy theo mục đích sử dụng mà bà con chọn giống trồng cho phù hợp. Mít là giống cây dễ trồng, ra trái quanh năm, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn. Loại Mít này cho nhiều múi, ít sơ, cơm vàng nghệ, dày giòn, ngọt và khô ráo, giòn. Thích hợp ăn tươi hay sấy khô. Mít nghệ tứ quý ra hoa quanh năm mà không cần phải xử lý thuốc kích thích ra hoa.

Cây mít là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không.
Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô. Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cây mít từ cành cây mẹ đem lại hiệu quả, năng suất cao cho cây trồng.

1. Đặc tính của cây mít

– Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được lớn nhất có giá trị thương mại, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm.

– Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹ và châu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt Nam và Indonesia.

– Cây mít thích nghi với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt, dễ dàng chịu lạnh, không chịu được hạn hán. Mít có bộ rễ gắn sâu, chống hạn tốt, nhưng muốn có sản lượng cao, chỉ nên trồng ở những vùng có lượng mưa từ 1000 mm trở lên, nếu không tưới. Ngược lại, mít chống úng, mít là cây chết trước tiên.

– Mít mọc sum xuê ở vùng giàu chất dinh dưỡng, độ sâu trung bình. Đất dù xấu, nhiều sỏi đá miễn là thoát nước đều có thể trồng mít, nhưng muốn cây to, sản lượng nhiều phải trồng ở đất phù sa thoát nước. Mít phát triển khá chậm và thấp ở vùng đá vôi cạn.

2. Chuẩn bị dụng cụ chiết

3. Thời vụ

Thời vụ cho chiết cây mít tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định.

4. Tiến hành chiết cây mít

– Chiết rễ: 

Lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng đoạn dài 20 – 25 cm.

Tiếp theo đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ trên mặt đất (3-5 cm).

Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây cao 10 cm.

– Chiết cành: 

Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi.

Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm.

Dùng dao sắc bén khoanh vỏ cành chiết, khoanh hai đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ

Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -7 cm.

Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần bùn).

Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.

Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh chồi và rễ.

5. Chú ý

Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập.

Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong.

Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.  Sau mỗi vụ thu hoạch tỉa cành một lần. Chỉ bỏ cành cấp 2, cấp 3, tỉa cành để mít sung và chống sâu bệnh tốt.

 

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!