Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành linh sam

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành linh sam

lamtho.vn 09/11/2017 10:49

Linh Sam thường được trồng tạo dáng cây bonsai trang trí. Ngoài ra còn được trồng chậu trang trí hành lang, sảnh, văn phòng hoặc trang trí sân vườn.

Cây linh sam hay còn gọi là cây Ba Chia. Là loại cây cảnh có hoa được nhiều nghệ nhân rất ưa chuộng. Linh Sam có nhiều giống loài khác nhau, mang ý nghĩa biểu trưng cho sự thịnh vượng, giàu sang. Cây thường được trồng tạo dáng cây bonsai trang trí có giá trị. Ngoài ra cây còn được trồng chậu trang trí hành lang, sảnh, văn phòng hoặc trang trí sân vườn.

Cây Linh Sam rất dễ sống và phát triển nhanh, ta có thể chiết hoặc dâm cành. Tay cành dẻo rất dễ uốn tạo dáng, đặc biệt có thể tạo lũa, tạo dáng rất đẹp.

Việc chiết cành đôi khi cũng được áp dụng trong quá trình tạp tác bonsai. Với một số cành trên cây mẹ không còn phù hợp hoặc cần thay đổi dáng thế khiến người chơi buộc phải loại bỏ. Thì việc chiết cành sẽ giúp tận dụng cành thừa này, biến nó thành cây bonsai cỡ nhỏ mang hình hài của cây bonsai cỡ lớn và già nua.


​ Sau đây, Làm thợ sẽ chia sẻ đến bạn đọc phương pháp chiết cành linh sam nhằm nhân giống cây đem lại hiệu quả cây trồng.

1. Chuẩn bị dụng cụ chiết cành linh sam

2. Thời vụ chiết cành linh sam

Linh Sam ra hoa từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7. Nếu thời tiết nắng nhiều cây có thể cho hoa quanh năm như các tỉnh phía Nam (trừ mùa mưa).

Vì chiết cành linh sam ra rễ rất nhanh chỉ khoảng 3-4 tuần. Do đó để cây ra hoa vào đúng thời điểm bạn có thể lựa chọn thời gian phù hợp nhất để chiết cành trước khi thời gian ra hoa nở rầm rộ.

3. Kỹ thuật chiết cành linh sam

Đầu tiên các bạn nên chọn cành cần chiết nằm trên cây mẹ đang phát triển tốt; nghĩa là cây mẹ thật khoẻ; như vậy cành chiết sẽ có tỷ lệ sống cao hơn.

Chọn cành chiết

Chọn cành chiết to hay nhỏ tuỳ thuộc vào mỗi ngườil; nhưng thông thường không nên chọn cành quá to, hoặc quá nhỏ.

Tiếp đến bạn tiến hành khoanh vỏ, quanh khu vực bạn cần chiết.

Chiều dài của đoạn cành cần chiết tuỳ thuộc vào đường kính của cành.

Khoanh vỏ cành chiết

Thông thường chọn theo tỷ lệ: Chiều dài đoạn khoanh vỏ = Đường kính cành x 4 Sau khi khoanh vỏ xong.

Cần chờ cho phần vỏ đã khoanh khô đi, và vết cắt ngay khu vực được khoanh vỏ xùi mép (từ vị trí này sau đó sẽ ra rễ cho cành chiết).

Thời gian chờ vết khoanh khô từ 1-3 tuần.

Khi thấy vết khoanh trên cành cần chiết đã khô thì ta dùng rễ bèo ta (rễ bèo nên phơi khô cho hết vi khuẩn kí sinh trên đó); nhúng nước cho ướt sau đó bó quanh vết khoanh đã khô.

Vật liệu bó bầu chiết

Sau đó sử dụng túi nilong trong bao quanh và buộc dây lại. Lý do sử dụng túi nilong trong là vì sau này khi rễ non ra chúng ta dễ dàng quan sát hơn.

Bó cành chiết

Sau một thời gian, cành chiết đã ra rễ.

Chờ cho phần rễ mới già đi (màu rễ sẫm lại) ta sẽ cắt cành chiết và đem đi trồng như với các cây giống thông thường khác.

Cành chiết sau khi trồng nên để nơi có bóng mát cả ngày. Giữ ẩm vừa đủ cho cây.

Sau đó chuyển dần ra khu vực có ánh nắng. Đợi đến khi cây khoẻ hẳn, ra lá non nhiều rồi mới chuyển hẳn ra ngoài nắng. Như vậy tỷ lệ sống của cành chiết gần như tuyệt đối.

4. Chú ý khi chiết cành linh sam

Tưới linh sam lần đầu thật đẫm. Dùng tay lắc nhẹ cây để cát trôi chặt gốc để chỗ có ánh nắng buổi sáng đến 8-9 h và mát tới chiều, mỗi ngày tưới nước 1 lần. Cứ như vậy khoảng 3 tuần thì thấy hiện tượng đẩy da chỗ vết cắt, hoặc chỗ bị thương, chỗ ta đục; hơn 1 tháng thì cây sẽ mọc chồi; 6 tháng sau thì thay đất có phân vào và có thể uốn tỉa theo ý rồi.

Để cây ra nhiều hoa và nở rộ, người ta thường cắt bỏ hết các gai này và giảm nước cho lá rụng đi, sau đó tưới lại và bổ sung phân nhiều Kali.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!