Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành lê
Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân cây lê được nhân giống bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ghép và chiết cành.
Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung ở những nơi có độ cao 500-1500m so với mực nước biển. Quả (theo nghĩa ” ẩm thực”) của lê là dạng quả táo, một loại quả giả, thực chất là sự phình to của đế hoa (hay ống đài). Nằm bên trong lớp cùi thịt của nó mới là quả thật sự (quả theo nghĩa ” thực vật học”), hình thành từ 5 lá noãn dạng sụn, trong ẩm thực nó bị gọi chung là “lõi”. Lê tương tự như táo tây trong gieo trồng, nhân giống và thụ phấn. Lê và táo tây cũng có quan hệ họ hàng gần với mộc Kavkaz.
Theo phương pháp cổ truyền trong nhân dân cây lê được nhân giống bằng hạt, tuy nhiên cách này không được khuyên cáo nữa, mà hiện nay sử dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ghép và chiết cành.
Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cành lê đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.
1. Đặc tính của cây lê
– Cây lê là các cây gỗ có kích thước vừa phải, cao tới 10 – 17 m, thường với tán lá cao và hẹp; một vài loài là dạng cây bụi.
– Lá của chúng mọc so le, lá đơn, dài 2 – 12 cm, màu xanh lục bóng ở một số loài, ở các loài khác có lông tơ màu trắng bạc mọc rậm; hình dáng lá từ hình ô van rộng bản tới hình mác hẹp. Phần lớn thuộc loại lá sớm rụng, nhưng 1 – 2 loài ở Đông Nam Á là thường xanh. Phần lớn các loài chịu lạnh tốt, sống được khi nhiệt độ hạ xuống tới khoảng từ −25 °C tới −40 °C trong mùa đông, ngoại trừ các loài thường xanh, là các loài chỉ chịu được lạnh tới khoảng −15 °C.
– Cây lê cần mùa đông lạnh phân hoá mầm hoa sau khi đã trút hết bộ lá. Trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm, độ ẩm không khí cao thì cây lê ít rụng lá hoặc rụng muộn, mầm hoa cũng phân hoá ít, ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả.
– Nhiệt độ trong mùa đông thuận lợi cho cây lê bình quân là 10 — 12°c, mùa hè không cao hơn 25°c. Cây lê có thể trồng được ở nơi có độ cao so mặt biển từ 400 – 600m trở lên, như Cao Lộc (Lạng Sơn), SaPa (Lào Cai)…
– Cây lê yêu cầu đất có độ phì cao, cấu tượng tốt, độ sâu 1m trở lên, ít sỏi đá. Mạch nước ngầm ở độ sâu trên 1,2m so mặt đất từ 5,5 — 6 là thích hợp cho cây lê.
2. Chuẩn bị dụng cụ
3. Thời vụ chiết cành lê
Thời vụ chiết cành lê tốt nhất là sau khi cây thu hoạch thường vào khoảng tháng 8-9
4. Kỹ thuật chiết cành lê
– Sau thu hoạch nửa tháng (tháng 9 — 10). Trên cây lê đã tuyển, tiến hành chọn các cành 6 — 8 tháng tuổi ở ngoài mặt tán và ở độ cao giữa tán, có độ dài 40 – 60cm, đường kính gốc cành khoảng 0,6 – 0,8cm, xanh tốt, không sâu bệnh, không có lộc non.
– Sử dụng dao sắc cắt khoanh vỏ vào ngày khô mát, cạo sạch lớp mô phân sinh.
– Bôi dung dịch NAA nồng độ 0,1% vào vết cắt.
– Bó bầu ngay sau đó. Vật liệu bó bầu giống như cây cam, bưởi …
– Khi rễ phát triển nhiều (nhìn rõ qua lớp nilông bó bầu), rễ biến màu, phân nhánh thì tiến hành cắt cành chiết vào sọt tre, chèn đất và đưa vào vườn ươm.
– Chăm sóc cho cây chiết tiếp tục phát triển.
5. Chú ý
– Cắt tỉa các cành xấu kém trên cây chiết để tạo hình.
– Làm giàn tre và tưới thường xuyên, đủ ẩm.