Hướng dẫn cắt tỉa cành cây nho hạn chế sâu bệnh
Quả nho nổi tiếng là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng, giá trị cao được nhiều người yêu thích. Trồng nho thì dễ tuy nhiên để cây cho quả sai, to mọng, không bị sâu bệnh thì không phải ai cũng biết. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách cắt tỉa cành cây nho nhé!
Quả nho nổi tiếng là loại quả ngon, giàu dinh dưỡng, giá trị cao được nhiều người yêu thích. Trồng nho thì dễ tuy nhiên để cây cho quả sai, to mọng, không bị sâu bệnh thì không phải ai cũng biết. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách cắt tỉa cành cây nho nhé!
Cắt tỉa cành cây nho là một kỹ thuật quan trọng trong nghề trồng nho. Cây nho ra hoa ở các cành non. Nếu không cắt cành, cây vẫn có thể nảy mầm và cho quả nhưng chùm quả nhỏ, năng suất thấp. Mục đích của việc cắt tỉa cành là để cho những cành quả to khỏe, phân bố đều theo vị trí xác định để tận dụng ánh sáng tốt nhất và dễ quản lí chăm sóc.
Làm thợ xin giới thiệu đến quý độc giả kỹ thuật cắt tỉa cành cây nho hạn chế sâu bệnh cho năng suất cao!
1. Dụng cụ cắt tỉa
- Kéo cắt cành cây
2. Tiến hành cắt tỉa cành cây nho
Ở các nước ôn đới, mùa đông nho ngừng sinh trưởng, lá rụng hết, lúc này người ta tiến hành tỉa bỏ các cành yếu, cành bệnh và cắt ngọn các cành khung để mùa xuân cây nho cho ra các cành quả khỏe và đều.
Tuy nhiên, ở nước ta cây nho sinh trưởng suốt năm nên có thể cắt tỉa bất kỳ lúc nào nhưng nên tránh lúc quả lớn và chín gặp mưa gió nhiều.
Cắt tỉa cành nho giúp hạn chế sâu bệnh hại và tăng năng suất chất lượng quả
a, Thời gian cắt tỉa
- Vụ Đông Xuân cắt cành từ tháng 12 – 1 là vụ cho năng suất và chất lượng quả tốt nhất do thời tiết mát và khô ráo.
- Vụ Hè Thu cắt vào tháng 4-5 cũng cho năng suất tương đối cao. Nhưng khi hoa nở thường gặp thời tiết nóng dễ bị khô héo.
- Vụ Thu Đông cắt cành vào tháng 9-10. Khi cây ra hoa thường gặp mưa lớn, bệnh hại nhiều (nhất là nấm cuống) làm hư chùm hoa, năng suất và chất lượng thấp, có khi mất trắng.
b, Kỹ thuật cắt tỉa cành cây nho
Trong việc cắt tỉa cây nho, việc xác định đúng vị trí cắt rất quan trọng; có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây nho. Nếu cắt không đúng vị trí có thể làm mất một số mầm ra hoa hoặc cho ra nhiều chồi sinh trưởng. Và tua cuốn cũng làm ảnh hưởng đến chồi và hoa.
Thực tế cho thấy cùng một giống nho ở cùng một vùng, cách cắt cành có thể khác nhau; tùy điều kiện thời tiết và dinh dưỡng. Vì vậy việc xác định được vị trí mầm ngủ sẽ trở thành ngọn mang hoa là rất quan trọng. Người trồng nho cần theo dõi nhiều vụ để có kinh nghiệm.
Ngày nay nhờ sự tiến bộ của công nghệ sinh học người ta có thể thông qua việc lấy mẫu để xác định vị trí mầm mang hoa. Từ đó tiến hành cắt tỉa cành thích hợp và dự đoán được năng suất cho vụ tới.
Trong thời gian cây nho sinh trưởng phát triển cần thường xuyên tỉa bỏ các chồi vượt, chồi yếu. Loại bỏ các lá già úa và bị sâu bệnh, tạo điều kiện cho giàn nho thông thoáng. Ngoài ra cũng cần tỉa bớt những chùm hoa nhỏ, dị hình, các quả “đẹt”; quả bệnh để chùm quả phát triển đồng đều. Thường tỉa quả ở giai đoạn 10 ngày sau khi đậu quả.
Xem thêm
- Tuyệt chiêu gieo trồng nho xanh bằng hạt cho quả ngon ngọt thơm mát
- Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây nho
- Hướng dẫn cắt tỉa, tạo tán cây nho ghép