Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam ngắn tay

Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam ngắn tay

lamtho.vn 23/02/2018 11:57

Có thể nói rằng áo sơ mi chính là item không bao giờ lỗi mốt mà bất cứ chàng trai nào cũng cần có trong tủ đồ của mình. Làm Thợ sẽ giới thiệu đến bạn đọc công thức cắt may áo sơ mi nam ngắn tay cơ bản để các bạn tiện tham khảo và thực hiện

Có thể nói rằng áo sơ mi chính là item không bao giờ lỗi mốt mà bất cứ chàng trai nào cũng cần có trong tủ đồ của mình. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng đây cũng chính là sản phẩm may mặc mà rất nhiều chị em muốn thực hiện. Do vậy bài viết sau đây, Làm Thợ sẽ giới thiệu đến bạn đọc công thức cắt may áo sơ mi nam ngắn tay cơ bản để các bạn tiện tham khảo và thực hiện

Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam ngắn tay

Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam ngắn tay cơ bản

Chiếc áo sơ mi nam ngắn tay cơ bản có đặc điểm như sau: Cầu vai rời xếp li hai bên, thép tay chữ I, bác tay tròn; Có một túi ngực bên thân trái; Cổ đứng chân rời.

1. Thân sau

Bạn tiến hành gập vai theo chiều dọc sao cho mặt phải quay vào trong, tính tọa độ sau từ đường gập đó:

  • Bcv = Bản cầu vai = AB và bằng 8 cm; Da = Dài áo = AE = 74 cm
  • AD = Des, bạn lấy bẳng 46 cm hoặc số đo cụ thể
  • Hns = Hạ nách sau = AC = 27.5 cm.

2. Vòng nách

  • Rộng chân cầu vai thân áo = BB1 =1/2 Rv cộng thêm 2.5 cm ly = 25.5 cm
  • Rnnts = Rộng ngang nách thân sau = CC1 = 1/4 Vn cộng thêm cử động = 29.5 cm
  • Rbv = CC1 = Rv/ 2 cộng thêm 1 cm = 24 cm.
  • Tiến hành nối điểm B1 với điểm C2.
  • Giảm xuôi vai thân áo = B1B2; Lấy điểm C3 trên C2B2 sao cho C2C3 bằng số đo C2B2/3.
  • Nối đoạn C1C3 và lấy điểm C4 tại trung điểm. Tiếp đó bạn nối C2C4 và lấy điểm C5 trên đó sao cho số đo C4C5 bằng số đo C4C2/ 4.
  • Vòng nách nối qua các điểm B2C3C5C1 theo làn cong đều.
  • Số đo BB3 bằng 1/3 số đo BB1
  • Đường chân cầu vai bạn vẽ qua lần lượt các điểm BB3B2; Lấy đoạn  B2B4 trên đường rộng chân cầu vai sao cho B2B4 = Rv/ 6 và bằng 7.7 cm.
  • Rộng ly (Rl) = B4B5 = 3 cm
  • Lấy điểm B6 tại trung điểm của B4B5. Thực hiện dựng đường thẳng a vuông góc với BB1 đồng thời đi qua B6
  • Dựng đường thẳng b vuông góc với BB1 và đi qua B4. Kẻ đưòng thẳng // với BB1 từ điểm B5 cắt b tại B7.
  • Tiến hành nối đoạn B2B7 kéo dài, cắt a tại điểm A1, sau đó bạn nối điểm a1 và điểm B5 lại với nhau.
  • Đường chân cầu vai là đường BB3B5a1B7B2.

3. Sườn áo

  • Rnets = Rộng ngang eo thân sau = DD1 = Rnnts (CC1) bớt 1 cm = 28.5 cm
  • Rngts = Rộng ngang gấu thân sau = EE1 = Rnnts (CC1), tức là bằng 29.5 cm
  • Bạn vạch đường sườn lần lượt đi qua các điểm C1, D1 và E1.
  • Đuôi tôm bạn vẽ bằng 5 cm đến tối đa 7 cm
  • Lấy điểm E2 sao cho số đo EE2 bằng 1/3 hoặc 1/2 số đo EE1.
  • Nối điểm E2 và điểm E1 lại với nhau rồi chia thành 4 đoạn tương ứng bằng nhau, lúc này bạn sẽ được các điểm E3, E4 và E5.
  • Ta có: Số đo E2E4 = Số đo E4E3 = Số đo E5E1 = Số đo E3E5

4. Cầu vai

  • Bạn thực hiện gập vải theo chiều ngang sao cho mặt trái ra ngoài và mặt phải vào trong
  • Rnc = Rộng ngang cổ = AA1 = Vc/ 6 cộng thêm từ 1.5 cm đến 2 cm = 7.8 cm
  • Bản cầu vai = AB, bạn lấy bằng 8 cm.
  • Mẹo cổ = A1A2 = 4.5 cm (Tb).
  • Vẽ đoạn A1A3 bằng đoạn A3A rồi nối đoạn A3A2. Tiếp tục vẽ đoạn A4A2 bằng đoạn A4A3 và nối A1A4. Sau khi xong thì bạn chuyển sang vẽ A4A5 bằng 1/3 số đo A4A1.
  • Vòng cổ thu được lần lượt đi qua các điểm AA3A5A2.
  • Kẻ đường thẳng A2A6 xuất phát từ điểm A2 và song song với đường BB1.
  • Rộng chân cầu vai = BB8 = Rộng vai/ 2 = 23 cm
  • Dựng đường thẳng đi qua điểm B8 và song song với đường AB, cắt đường A2A6 tại  điểm A7.
  • Hạ xuôi vai = A7A8 = 4.5 cm.

5. Thân trước

  • Bạn kẻ đường gập nẹp song song và cách mép vải một khoảng chừng 3.5 cm
  • Đường giao khuy kẻ song song và cách đường nẹp áo chừng 1.7 cm, thân sau đặt ngay ngắn lên thân trước sao cho đường giao khuy và đường gập sống lưng trùng khớp với nhau.
  • Tiến hành sang dấu tất cả các đường ngang eo, ngang nách và ngang gấu : Cắt đường ngang gấu tại E2E3; Cắt đường ngang eo tại D2D3; Cắt đường ngang nách tại C6C7.
  • Lưu ý sang dấu thấp hơn 2 cm đối với đường ngang A và cắt đường gập nẹp tại A9.

6. Túi áo

  • T cách A10  (họng cổ điểm) = 18 cm đến 20 cm
  • Cách đường gập nẹp = 6 cm đến tối đa 6.5 cm
  • Rộng miệng túi = TT1 = 12 cm đến 14 cm ((TT1 // C6C8)
  • Dài miệng túi = TT2 = TT1 cộng thêm 1 cm ( TT2 // A9A5 )
  • Bạn lần lượt vẽ các đường sao cho T1T3 = TT2 và T2T3 = TT1.
  • Vẽ T2T4 = 2.5cm = T2T5.
  • Nối các điểm T4T5 sao cho số đo T6T4 bằng số đo T4T5.
  • Từ T5, bạn vẽ đáy túi theo làn cong đều qua điểm 1/2 T2T6 T4 T7.
  • Tâm túi chính là đường T7T8
  • Bằng cách lấy đối xứng qua đường T7T8 bạn tiến hành vẽ đáy túi bên sườn.

7. Tay áo

Đối với phần tay áo, việc bạn cần làm trước tiên là xác định các đường ngang. Hãy gập vải lại theo chiều dọc sợi vảo sao cho mặt phải hướng vào bên trong. Xác định các đoạn sau dựa vào đường gập vải.

Dài tay = AC = Số đo dài tay – Rộng bác tay = 53 cm; Hạ mang tay = AB = Vòng ngực/ 10 = 8.6 cm

Kẻ các đường ngang vuông góc vào trong từ các điểm A, B, C.

Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam ngắn tay

Hướng dẫn cắt may áo sơ mi nam ngắn tay

Trên đây là công thức cắt may áo sơ mi nam ngắn tay cơ bản mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu. Chúc bạn thực hiện thành công!

Bài viết liên quan: 

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)
account_circle
Tikakids

23/05/2018 04:26

Bài viết rất hay

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!