Cách xử lý móng nhà ngập nước

Cách xử lý móng nhà ngập nước

lamtho.vn 13/06/2018 09:53

Trong quá trình đào móng và thi công móng thường xảy ra một số trường hợp dẫn đến móng nhà ngập nước. Tham khảo bài viết dưới đây để có cách xử lí nhé

Trong quá trình đào móng và thi công móng thường xảy ra một số trường hợp dẫn đến móng bị ngập nước như: gặp phải mưa lớn gập ngập úng trong móng hoặc đào phải mạch nước ngầm khiến móng bị ngập nước. Những trường hợp như vậy không phải là hiếm khi xảy ra, các nhà thầu cần phải có biện pháp xử lý chuyên nghiệp. Các chủ nhà cũng cần phải nắm được các cách giải quyết để theo dõi, giám sát và áp dụng nếu như xảy ra vào công trình nhà của mình.

Cách xử lý móng nhà ngập nước

Dưới đây là một số biện pháp thi công xử lý trường hợp móng nhà bị ngập nước.

Cách xử lý 1: Phản hồi lại bản vẽ thiết kế móng

Nếu trước đó nhà bạn có thuê thiết kế toàn bộ ngôi nhà, hãy phản hổi lại cho kỹ sư thiết kế của bạn về sự cố này. Những người có chuyên môn cao về thiết kế và xây dựng, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tế chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề bất cập xảy ra trong quy trình thi công. Chính vì thế, việc phản hồi lại thiết kế xem điều chỉnh có nâng cao đế móng lên được hay không?

Đó chính là cách làm đơn giản nhất để chủ đầu tư không phải suy nghĩ quá nhiều về những bất cập đang xảy đến như vậy.

Với móng đơn + lớp móng nền không thay đổi bao nhiêu thì càng chôn sâu càng dễ lún vì đã tăng thêm tải trọng để đất đè lên móng. Nhiều trường hợp mình xử lí theo hướng giảm chiều sâu chôn móng trên mực nước ngầm là ổn.

Kỹ sư sẽ điều chỉnh bản vẽ thiết kế sao cho phù hợp với nền địa chất khi đó, việc thi công lại được tiến tiếp tục dựa theo những thông số chính xác trong thiết kế. Do đó, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với cách xử lí này!

Cách xử lý móng nhà ngập nước

Cách 2: Nếu cách 1 không được hãy xử lý ngập móng như sau.

Làm mương và hố thu thoát nước cho đế móng : đào rộng ra xung quanh đế móng mỗi bên tối thiểu 30cm rồi làm mương và 1 hố thu nước sâu hơn đế móng khoảng 20cm (tùy theo công suất máy bơm và lưu lượng nước ngầm chảy ra). Đưa họng hút của bơm vào hố thu bơm liên tục đến khi thi công móng xong lấp đất luôn. Cần đảm bảo cho móng không bị ngập khoảng hơn 2 giờ từ sau khi đổ bê tông móng. Cách này sẽ khiến nước không làm ướt đế móng mà chảy theo mương đi về hố thu và bị bơm hút hết nước không tràn lên bề mặt đế móng.

Tùy từng điều kiện thi công,  quy mô công trình và mặt bằng bố trí móng mà ta đưa ra giải pháp hợp lý nhất.

Trong trường hợp làm nhiều móng cùng lúc thì có thể đào một cái hố lớn để thu nước từ các hố móng về, sau đó ta có thể gọt bớt lớp trên để hạn chế sạt lở đất vào móng.

Nếu bơm hút trực tiếp sẽ làm đất ở đáy móng và các bờ vách sạt lở, trôi theo nước làm hỏng vách đất hố móng. Để máy bơm hoạt động tốt và đất không chảy theo nước, nên đặt đầu vòi hút trong ống sành hoặc ống bê tông có đường kính từ 40 đến 60 cm. Trường hợp trong đất đào móng có lẫn nhiều cát hạt (vừa và nhỏ) nên rải dưới đáy hố tụ nước một lớp sỏi nhỏ nhằm ngăn chặn cát lọt vào làm tắc ống hút của máy bơm.

Cách xử lý móng nhà ngập nước

Cách 3: Xử lí móng nhà ngập nước

Đối với một số trường hợp ta có thể sử dụng bạt ngăn không cho nước ngầm thấm vào hố móng trước khi đổ bê tông, lắp đặt cốp pha rồi sau đó đổ bê tông như bình thường. Tuy nhiên cách này không phổ biến.

Cách xử lý móng nhà ngập nước

Chú ý: Đặc biệt trong quá trình xử lý móng ngập nước, bạn nên lưu ý đến yếu tố an toàn, nhất là việc sử dụng các nguồn điện trong việc thi công.

Xem thêm:

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!