Hướng dẫn cách trồng gừng sạch tại nhà vừa ăn ngon lại lợi sức khỏe
Để trồng gừng, bạn thậm chí không cần phải mua hạt giống hay cây con mà có thể tận dụng ngay những mẩu gừng còn thừa trong bếp. Gừng rất dễ trồng nên bạn có thể tự trồng tại nhà, “bỏ mặc” chúng tự phát triển cho đến ngày thu hoạch, rồi lại tiếp tục trồng lứa gừng mới và thu hoạch mà thôi.
Để trồng gừng, bạn thậm chí không cần phải mua hạt giống hay cây con mà có thể tận dụng ngay những mẩu gừng còn thừa trong bếp.
Gừng chính xác là loại thảo dược tuyệt vời, chứa đựng hàng tấn công dụng trong lĩnh vực ẩm thực và có rất nhiều lợi ích sức khỏe đối với con người. Gừng rất dễ trồng nên bạn có thể tự trồng tại nhà, “bỏ mặc” chúng tự phát triển cho đến ngày thu hoạch, rồi lại tiếp tục trồng lứa gừng mới và thu hoạch mà thôi.
Gừng là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm do đó, bạn nên trồng gừng trong nhà và chỉ nên trồng ngoài trời, trong vườn vào mùa hè.
Cùng Làm thợ thực hành cách trồng gừng sạch đơn giản sau đây:
1. Chuẩn bị
– 1 củ gừng có nhiều nhánh con
– Chậu để trồng gừng
– Đất trồng hữu cơ
– Phân bón hữu cơ hoặc chất dinh dưỡng
– Dụng cụ trồng: Bay nhỏ, bình tưới nước…
2. Tiến hành trồng gừng
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chọn củ gừng mập mạp, có lớp vỏ mượt mà để trồng. Nên chọn giống gừng gia đình bạn vẫn thường ăn. Tránh chọn những củ gừng đã bị teo lại, khô rỗng hoặc quá cũ.
Ngoài ra, cần đảm bảo củ gừng có nhiều nhánh nhỏ để tách ra trồng và trên mỗi nhánh gừng có ít nhất 1 – 2 mắt mầm nhỏ.
Bước 2: Ngâm cả củ gừng – chưa tách nhánh – trong nước ấm (28 – 35 độ C) qua đêm.
Bước 3: Sáng hôm sau, vứt gừng ra cho ráo nước và tách củ thành nhiều nhánh nhỏ nhưng cần nhớ rằng nhánh gừng nào cũng phải có mắt mầm. Đổ đầy đất hữu cơ vào trong các chậu (hoặc dụng cụ trồng tự chọn.) Trường hợp chậu không có đủ lỗ thoát nước, bạn hãy rải một lớp sỏi mỏng dưới đáy.
Bước 4: Tiếp theo, dùng tay đào một lỗ nhỏ, nông rồi đặt nhánh gừng vào và lấp một lớp đất mỏng phía trên.
Để chậu trồng gừng ở vị trí ấm áp, đón được nhiều ánh nắng mặt trời.
Gừng phát triển tốt nhất khi có đầy đủ độ ẩm và ánh sáng. Vì thế, bạn nên tưới nước và phun sương cho cây hàng ngày.
3. Cách chăm sóc để cho củ to
– Phủ một lớp rơm mỏng bên trên bề mặt đất trồng để kìm hãm cỏ dại phát triển và giữ ẩm cho đất. Vào mùa đông, lớp rơm này còn có tác dụng tránh rét cho cây.
– Tưới ít nước và cách ngày trước khi cây bắt đầu mọc lá non để bộ rễ không bị thối. Sau đó, bổ sung nước thường xuyên hơn, nhất là thời điểm cuối mùa xuân đến đầu mùa thu ở những nơi mưa ít hoặc không có mưa.
Giữ đất luôn ẩm ướt cho đến 1 – 2 tháng trước khi và trong suốt vụ thu hoạch chính – thời điểm bạn phải ngừng tưới nước hoàn toàn để tạo nên môi trường khô ráo cho cây. Điều này kết hợp với độ dài của ngày trồng sẽ khuyến khích của phát triển.
– Sau khi trồng gừng 3 – 4 tháng, bạn nên thu hoạch bớt một lượng củ nhỏ trước tiên. Cách làm rất đơn giản, nhẹ nhàng gỡ bỏ phần đất xung quanh cây gừng cho đến khi nhìn thấy bộ rễ đã thành củ. Nhấc cả cụm lên và tỉa bớt củ nhỏ xung quanh rồi lại trồng xuống như ban đầu. Việc tỉa bớt củ nhỏ giúp cho cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi củ chính được mập mạp hơn.
– Vụ thu hoạch chính sẽ diễn ra khi lá cây hoàn toàn héo. Gừng có thể cần tới 8 tháng hoặc hơn để củ đạt được kích thước tiêu chuẩn và hương vị thơm ngon nhất.
Xem thêm
- Hướng dẫn cách trồng rau húng quế thủy canh tại nhà
- Hướng dẫn cách trồng nấm kim châm tại nhà bằng gốc bỏ đi