Hướng dẫn cách trồng cam canh bonsai chơi Tết độc đáo
Cam canh trồng chậu và tạo dáng như cây cảnh nên thích hợp trồng vào dịp Tết đem lại may mắn nhiều tài lộc lại có thể thu hoạch quả ngon.
Trồng cam canh bonsai chơi Tết chắc chắn sẽ là cây cảnh thú vị trong ngày đầu năm mới. Bởi trồng cam canh vừa để làm cảnh lại có thể ăn quả sau khi hết Tết. Cam canh trồng chậu và tạo dáng như cây cảnh nên thích hợp trồng vào dịp Tết đem lại may mắn nhiều tài lộc.
Cam canh được xem là một loại trái cây họ nhà quýt bởi nó rất dễ bóc và dễ ăn như quýt. Cam mọng nước có vị ngọt ngon được người dùng rất ưa thích.
Chuẩn bị
Thời vụ
Trồng Cam canh thích hợp nhất là vào
- Vụ Xuân từ tháng 2-4
- Vụ Thu là từ tháng 8 cho đến tháng 10.
Chậu trồng
– Chậu phải có độ rộng vừa phải, không quá rộng, quá hẹp.
– Bạn nên mua chậu lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây định trồng.
– Chậu đất nung chính là loại chậu tối ưu nhất để sử dụng. Bởi chúng có khả năng thoát hơi nước cao hơn chậu nhựa giúp cây không bị úng nước.
Chọn giống
Trước hết cây giống phải khỏe, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khỏe, cây giống có chiều cao trung bình từ 40-60cm.
Đất trồng
Cây cam canh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn và có thể bón lót thêm phân hóa học Monoammonium phosphate. Đất không quá chua, không quá mặn.
Cách trồng cam canh bonsai
Vì là cây có độ sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh nên kỹ thuật trồng cây cũng không quá khó.
– Khi đem cây giống trồng xuống đất cần phải đào hố trước 15-30 ngày.
– Sau đó cần chuẩn bị đất trộn đều với một lượng phân.
– Sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm.
– Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt.
– Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.
Tùy theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau nhưng khoảng cách trung bình là từ 3 đến 5m/cây, mật độ 333 cây/ha.
Chăm sóc
– Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.
– Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất để tăng hoặc giảm lượng phân bón.
– Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.
Tỉa cây
Khi cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch cần đốn tỉa bỏ cành nhỏ, cành trong tán, cành sâu bệnh… Và tiến hành thường xuyên tạo thuận lợi cho việc hình thành quả.
Việc cắt tỉa cành thường xuyên cũng là cách tạo cho cây có độ snh trưởng mạnh hơn. Do đó hãy tiến hành cắt tỉa thường xuyên, cân đối.
- Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy.
- Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc,
- Cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau.
- Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ. Nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.
Thu hoạch
Khi quả già, vỏ quả hơi vàng màu đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại sau đó đem bảo quản.
Xem thêm
-
Mẹo trồng lại cây phật thủ sau Tết cho mùa vụ năm sau bền đẹp
-
Cách trồng đu đủ cảnh đẹp chơi Tết cho cả năm đầy đủ, sung túc