Hướng dẫn cách ghép cà chua lên gốc cà tím
Kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím với mục đích tạo ra cây giống cà chua có khả năng chống một số loại sâu bệnh héo xanh vi khuẩn, thối gốc, tuyến trùng, bệnh vi rút… cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trong các điều kiện bất lợi(mưa, ngập, nóng…) Đây là phương pháp lấy ngọn giống cà chua ghép với gốc cà tím để tận dụng ưu thế chống chịu thời tiết khắc nghiệt của mùa đông và sâu bệnh cho cà chua.
Kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím với mục đích tạo ra cây giống cà chua có khả năng chống một số loại sâu bệnh héo xanh vi khuẩn, thối gốc, tuyến trùng, bệnh vi rút… cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trong các điều kiện bất lợi(mưa, ngập, nóng…)
Ghép cà chua lên gốc cà tím là một tiến bộ kỹ thuật do Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện, đã được đưa ra sản xuất rộng rãi tại các vùng trồng cà chua lớn ở phía Bắc.
Đây là phương pháp lấy ngọn giống cà chua ghép với gốc cà tím để tận dụng ưu thế chống chịu thời tiết khắc nghiệt của mùa đông và sâu bệnh cho cà chua. Nhờ bộ rễ khỏe, chống chịu tốt, cà chua ghép trên gốc cà tím hiện nay đã khắc phục được nhiều điều kiện bất lợi, đồng thời cho quả sớm, thời gian thu hoạch kéo dài. Sau đây là kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím:
1. Chuẩn bị nguyên vật liệu
Chuẩn bị gốc ghép: gốc ghép cho cà chua là các gốc cà tím EG203 có khả năng chống bệnh, đang được sử dụng phổ biến. Tiêu chuẩn cây làm gốc ghép phải cao 18 – 20cm, có từ 5 – 6 lá, đường kính thân cây 0, 2 – 0,3 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh.
Lựa chọn giống cà chua làm ngọn ghép: các giống cà chua làm ngọn ghép phải là những giống chịu nhiệt, có một số đặc điểm sau:
- Cây sinh trưởng khỏe, là màu xanh đậm, bản lá dày, bộ lá xum xuê, phân nhánh vừa phải, sinh trưởng bán hữu hạn hoặc vô hạn.
- Cây làm ngọn ghép: cao 15 – 18 cm, có 4 – 5 lá, đường kính thân cây 0,2 – 0,3 cm, cây đanh cứng không sâu bệnh.
- Có khả năng đậu quả trongđiều kiện nhiệt độ cao > 320C (không cần sử dụng thuốc đậu quả), tỷ lệ đậu > 60% đối với 5 chùm hoa đầu tiên.
- Quả cứng, vỏ quả dày, không bị nứt khi có mưa to hoặc bị cháy nắng.
- Quả chín đều, toàn bộ quả có màu đỏ tươi đặc trưng.
- Chống chịu một số bệnh như: bệnh thán thư, thối thân pythium, sương mai hoặc các bệnh đốm lá nâu hoặc xám.
Dụng cụ ghép cây: Dao sắc bén chuyên dùng ghép cây
2. Tiến hành ghép cà chua
Ghép cà chua lên gốc cà tím đem lại hiệu quả cây trồng cao
Dùng dao ghép cây sắc cắt vát thân cây cà tím và thân cây cà chua phía trên 2 lá mầm và phía dưới 2 lá thật.
Dùng ống cao su có đường kính 2 – 3mm để giữ ngọn ghép và gốc ghép.
Đưa ngọn ghép và gốc ghép vào ống cao su sao cho 2 mặt vát của ngọn ghép và gốc ghép áp vào nhau.
Sau khi ghép dùng bình xịt nước phun ướt đều cây trước khi đưa vào nhà phục hồi cây sau ghép.
3. Chăm sóc cây sau ghép
- Ngày đầu sau ghép thường xuyên phun nước (dạng sương) để cây luôn tươi. Từ ngày thứ 2 – 3 trở đi, tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn, che nắng 100%. Ba ngày sau ghép cho cây tiếp xúc ánh sáng nhẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi tăng dần ánh sáng bằng cách không che bóng lúc sáng sớm và chiều mát. Ngày thứ 7 trở đi cho cây sống điều kiện đủ sáng. Khoảng 15 – 17 ngày sau khi ghép có thể đem trồng.
- Trong nhà phục hồi cây ghép nên tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây bằng thuốc vibenC hoặc cloruaoxit đồng nồng độ phun 0,2 – 0,3%. Khi đưa cây ra khỏi nhà ghép phun kết hợp thêm thuốc trừ sâu như regent hoặc seleczon (0,1 – 0,3%). Tất cả các cây được để trên giàn ươm hoặc nền đất cứng để tránh cây đâm rễ xuống đất. Tiêu chuẩn cây cà chua ghép trước khi trồng: thời gian từ gieo hạt đến khi xuất vườn của cây cà chua ghép trên gốc cà tím từ 45 – 50 ngày, cây xanh tươi, cao 10 – 12cm, vết ghép đã liền hoàn toàn, cây con không bị sâu bệnh.
Với kỹ thuật ghép cà chua lê gốc cà tím mà chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn đọc giúp bạn hoàn hơn trong quá trình nuôi trồng cây công nghiệp. Hãy áp dụng phương pháp ghép cà chua này cho vườn cà chua nhà bạn để cây phát triển tốt đem lại năng suất kinh tế cao nhé. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm