Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp

Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp

lamtho.vn 10/03/2018 05:11

Làm thợ xin chia sẻ đến bạn đọc kiến thức về các kiểu áo tay ráp. Cùng tham khảo và thực hiện nhé! Chúc các bạn thành công và có những sản phẩm đẹp

Làm thợ xin chia sẻ đến bạn đọc kiến thức về các kiểu áo tay ráp. Cùng tham khảo và thực hiện nhé!

Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp

Cắt may áo tay ráp

I. Cách đo áo tay ráp

  • Vòng mông: Đo vòng quanh phần nở nhất của mông
  • Vòng ngực: Đo vòng quanh phần nở nhất của ngực
  • Vòng cổ: Đo vừa sát quanh chân cổ
  • Hạ banh ngực: Đo từ phần chân cổ đến phần đầu ngực
  • Hạ eo: Đo từ giữa vai đi qua chỗ nở nhất của ngực xuống đến eo
  • Cửa tay: Đo dài tới đâu thì dùng thước dây vòng ngang khoảng đó, lấy một nửa số đo rồi cộng thêm 2 cm cử động.
  • Dài tay: Đo từ phần đầu vai đến mắt cá tay đối với tay dài; Từ phần đầu vai đến giữa cùi chỏ và đầu vai cộng thêm từ 2 cm đến 3 cm đối với tay ngắn.
  • Ngang vai: Đo từ đầu vai bên trái đến đầu vai bên phải
  • Dài áo: Đo từ chân cổ sau đến phần mông, độ dài ngắn có thể lấy tùy theo ý thích.

II. Ni mẫu

  • Số đo vòng mông = 88 cm
  • Số đo vòng ngực = 84 cm
  • Số đo vòng cổ = 32 cm
  • Hạ banh ngực = 23 cm
  • Hạ eo = 35 cm
  • Số đo cửa tay = 14 cm
  • Độ dài tay = 50 cm – 20 cm
  • Số đo ngang vai = 35 cm
  • Độ dài áo = 57 cm

III. Cách tính vải áo tay ráp

Khổ vải 140 cm:

  • Tay dài = Lai và đường may + 30 cm + Một lần dài áo
  • Tay ngắn = Lai và đường áo + Một lần dài áo

Khổ vải 120 cm: Lai và đường may + Một lần dài tay + Một lần dài áo

Khổ vải 90 cm:

  • Tay dài = Một lần dài tay (tính cả lai và đường may) + Hai lần dài áo (tính cả lai và đường may)
  • Tay ngắn: Hai lần dài áo (tính cả lai và đường may)

IV. Cách vẽ và cắt may áo tay ráp

A – Thân sau

1. Xếp vải

  • Bạn phải xếp vải trước khi cắt để lấy canh: xếp mặt trái vải ra ngoài, mặt phải vải vào trong.
  • Đo vào từ biên vải bằng 1/4 số đo vòng mông + 2 cm đường may + 1 cm cử động = 25 cm, gấp đôi vải lại.
  • Ghim ngay nếp gấp vừa tính bằng kim ghim.
  • Đặt lai áo về phía tay trái, cổ áo về phía tay phải, nếp gấp quay vào phía trong người cắt, tiến hành vẽ từ phía cổ áo xuống, chừa xuống 1.5 cm từ phần đầu vải về phía tay phải để làm đường may.

2. Cách vẽ

  • Dài áo = AB = 57 cm (= số đo). Vẽ một đường ngang làm đường dài áo.
  • Lai áo = BB1 = 3 cm – vạch ngang một đường.
  • Hạ nách = AI = Số đo vòng nách chia bốn + 1 cm = 22 cm. Vẽ một đường ngang làm đường ngực.
  • Hạ eo = AL = Số đo = 35 cm. Vẽ một đường ngang làm đường eo.

a. Vẽ vòng cổ

  • Vào cổ = AC = 1/5 vòng cổ = 6.4 cm
  • Hạ cổ = AD = CE = 2 cm
  • Nối đoạn CD với điểm giữa của CD là F
  • Nối đoạn EF với điểm giữa của EF là G
  • Tiến hành đánh cong vòng cổ CGD.

b. Vẽ nách áo

  • AC1 = Một nửa số đo ngang vai = 17.5 cm
  • Hạ vai = C1C2 = 1/10 ngang vai + 1 cm = 4.5 cm
  • Ta được sườn vai khi nối C2C
  • Ngang ngực = IK = 1/4 vòng ngực + 1 cm = 22 cm
  • Nối C2H thành một đường thẳng với điểm giữa của C2H là M
  • Nối đoạn MH với điểm giữa là N. Nối đoạn NH với điểm giữa là O
  • Có: NM1 = 1 cm, qua các điểm C2M1OK bạn đánh cong vòng nách.

c. Vẽ đường sườn áo

  • Ngang eo = LL1 = Số đo ngang ngực – 2 cm = 20 cm
  • Ngang mông = BB2 = 1/4 vòng mông + 1 cm = 23 cm
  • Nối các điểm KL1B2 để được đường sườn.

d. Vẽ lai áo

  • Giảm sườn 1 cm = B2B3. Tại khoảng giữa của BB2 bạn thực hiện vẽ cong BB3. Để làm lai áo bạn vẽ một đường cong từ B1 cách đều đường BB3 3 cm.

B – Thân trước

1. Xếp vải

  • Bạn xếp hai biên vải trùng khớp với nhau trước khi cắt sao cho bề mặt vải úp vào nhau.
  • Để làm nẹp đinh áo bẻ vào trong bạn chừa vào 4 cm từ biên vải, tương tự chừa vào 1.5 cm để cài nút.
  • Lai áo để bên tay trái, cổ áo để bên tay phải của người cắt, đầu vải chừa xuống chừng 1.5 cm để làm đường may.

2. Cách vẽ

  • Dài áo = AB = Số đo + 1 cm = 58 cm. Để làm đường dài áo bạn vẽ một đường ngang
  • Lai áo = BB1 = 3 cm. Tiến hành vạch ngang một đường.
  • Hạ nách = AI = Hạ nách TS – 3 cm để may banh ngực. Bạn vẽ một đường ngang làm đường ngực.
  • Hạ eo = AL = Số đo + 1 cm = 36 cm. Vẽ một đường ngang làm đường eo.

a. Vẽ cổ áo

  • Cách vẽ cổ áo này dành có các loại áo không bâu hoặc bâu đứng, tenant, lá sen…
  • Vào cổ = AC = 1/5 số đo vòng cổ – 0.3 cm = 6.1 cm
  • Hạ cổ = CE = AD = 1/5 số đo vòng cổ + 0.5 cm = 6.9 cm
  • Nối đoạn CD. Lấy điểm giữa CD là F. Chia FE làm ba đoạn bằng nhau ta có 1/3FE = FG.
  • Tiến hành vẽ cong vòng cổ CGD, kéo thẳng từ D giao với đường đinh tại D1.
  • Để không bị hụt trước khi cắt bạn lưu ý bẻ đinh áo vào.

b. Vẽ nách áo

  • AC1 = 17.5 cm = 1/2 số đo ngang vai
  • Hạ vai = C1C2 = 1/10 ngang vai – 1 cm = 2.5 cm
  • Nối CC2 ta được sườn vai.
  • Ngang ngực = IK = 1/4 vòng ngực + 2 cm = 23 cm
  • Vẽ đường thẳng C2H với điểm giữa của C2H là M.
  • Tiến hành nối đoạn MK với điểm giữa là N, tiếp tục nối NH rồi chia làm 3 khoảng bằng nhau. MM1 = 1.5 cm; HN = 3OH.
  • Thực hiện đánh cong vòng nách qua các điểm C2M1OK.

c. Vẽ đường sườn áo

  • Ngang eo = LL1 = Eo sau = 20 cm
  • Ngang mông = BB2 = 1/4 vòng mông + 2 cm = 88/4 + 2 = 24 cm.
  • Bạn vẽ đường sườn áo KL1B2

d. Vẽ lai áo

  • Giảm sườn = B2B3 = 1 cm. Tại khoảng giữa BB2 bạn tiến hành vẽ cong BB3
  • Vẽ một đường cong từ B1 cách đều đường BB3 3 cm để có lai áo.

e. Vẽ banh ngực

  • Hạ banh ngực = AP = 23 cm = Số đo
  • Vào đầu banh = PQ = 1/10 vòng ngực = 8.4 cm
  • Hạ chân banh = L1R = 5 cm
  • Nối RQ.
  • Giảm đầu banh = QQ1 = 3cm
  • RR2 = RR1 = 2 cm (= 1/2 rộng banh)
  • Tiến hành nối R1Q1 và R2Q1. Ghim hai đường này trung nhau bằng kim ghim sao cho nếp gấp banh ngực quay về phía nách. Trước khi cắt cần vẽ lại đường L1K.

3. Cách cắt

  • Khi cắt thân trước phải gấp đinh áo vào trong 4 cm và banh ngực lại bằng kim ghim
  • Chừa 0.5 cm vòng cổ
  • Chừa 1.5 cm đường vai
  • Chừa 0.7 cm vòng nách
  • Chừa 1.5 cm đến 2 cm đường sườn
  • Cắt sát lai hoặc chừa thêm 0.5 cm đường lai.

4. Áo không banh ngực

  • Hạ nách thân sau = Hạ nách thân trước = 1/4 vòng ngực
  • Dai áo sau = Dài áo trước – 1 cm
  • Hạ vai trước = 1/10 số đo ngang vai + 0.5 cm
  • Hạ vai sau = 1/10 số đo ngang vai

C – Tay áo

1. Xếp vải

  • Đo vào từ biên vải bằng số đo ngang nách tay, xếp đôi vải lại sao cho mặt trái hướng ra ngoài.

2. Cách vẽ

  • Lai tay = AA1 = Rộng lai áo
  • Dài tay = A1B = Số đo
  • Ngang tay = BC = 1/5 vòng ngực = 16.8 cm
  • Vào nách tay = CD = 1/10 vòng ngực + 3 cm = 11.4 cm
  • Nối đoạn BD.
  • Cửa tay = AA2 = 14 cm = Số đo. Nối đoạn A2D
  • Giảm sườn tay = A2A3 = 1 cm
  • Tại khoảng giữa của A1A2 bạn đánh cong A3A1
  • Vẽ một đường cong từ A cách đều A1A3 một khoảng tương đương với rộng lai tay.
  • Ta được sườn tay khi nối DA3. Đánh cong vào 1 cm từ khoảng giữa.

a. Vẽ vòng nách tay phía trước

  • Điểm giữa của BD là O.
  • Đánh lõm vào 0.5 cm ở khoảng giữa OD
  • Đánh cong ra 1.5 cm từ khoảng giữa OB
  • Nối các điểm BOD ta được vòng nách phía trước.

b. Vẽ vòng nách tay phía sau

  • Đo xéo OO1 ra 1 cm. Số đo BB1 = 2 cm
  • Vòng nách phía sau vẽ cong lượn theo vòng nách phía trước, đi qua các điểm DO1B1B.

3. Cách cắt

  • Chừa thêm 5 ly đối với lai sườn
  • Chừa 1.5 cm sườn tay.
  • Chừa 7 ly đường may ở vòng nách tay.

Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp

Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp

Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp

Trên đây là lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp mà Làm thợ muốn chia sẻ cùng quý bạn đọc. Chúc các bạn thực hiện thành công và có những sản phẩm đẹp!

Xem thêm:

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!