Biện pháp hạn chế nứt tường hiệu quả

Biện pháp hạn chế nứt tường hiệu quả

lamtho.vn 18/07/2018 11:56

Bài viết dưới đây Làm thợ sẽ nêu rõ một vài nguyên nhân dẫn đến nứt tường và các biện pháp hạn chế nứt tường hiệu quả. Các bạn tham khảo nhé

Khi xây nhà xong, các bức tường thường không tránh khỏi các hiện tượng nứt. Bài viết dưới đây Làm thợ sẽ nêu rõ một vài nguyên nhân dẫn đến nứt tường và các biện pháp hạn chế nứt tường hiệu quả

1. Các vết nứt to

Biện pháp hạn chế nứt tường hiệu quả

Nguyên nhân:

  • Không khảo sát địa chất nền đất xây dựng công trình hoặc báo cáo khảo sát địa chất sai. Do đó, không có căn cứ tính toán khả năng chịu lực của nền đất hoặc số liệu khảo sát sai dẫn đến thiết kế sai so với thực tế.
  • Có khảo sát địa chất, tính toán thiết kế kết cấu sai như không tính đủ tải trọng của công trình , tính sai kết cấu móng…
  • Thiết kế kết cấu đúng theo tiêu chuẩn, nhưng thi công không đúng so với thiết kế. Điều này dẫn đến hiện tượng lún, nứt. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc nứt nhà như sử dụng không đúng mục đích tính toán (dự kiến làm nhà ở nhưng lại dùng làm sàn nhảy hoặc làm kho chứa hàng nặng hoặc cơi nới xây thêm tầng…), động đất, xây dựng tiết kiệm (hệ số an toàn thấp) khi có tác động ngoài dự kiến vào nhà cũng có thể gây nứt nhà…

Đây là những nguyên nhân dẫn đên nứt tường nghiêm trọng nhất. Tường thường nứt thành những vệt to, dài, sâu có thể nứt vào đến gạch.

Phòng chống nứt tường do sụt lún trước khi xây dựng.

  • Khảo sát kỹ địa chất khu đất trước khi xây nhà để có các biện pháp xây móng chống lún ngay từ đầu.
  • Thiết kế, tính toán kỹ khả năng chịu lực, chịu tải của công trình.
  • Thi công theo đúng thiết kế để hạn chế sụt lún.

Phương pháp cải tạo sau khi đã xuất hiện vết nứt:

Muốn sửa phải chống sụt lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng “gông” (đinh đỉa) để “may” vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả. Vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.

Do đó, đối với loại vết nứt này, nếu nặng, ngày càng phát triển. Nên tìm đến những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để nhờ sự giúp đỡ cần thiết, chính xác. Lưu ý rằng, việc đầu tiên, chủ nhà, khi phát hiện vết nứt là phải đánh dấu (tốt nhất là bút chì), bằng nét gạch thẳng góc với phương khe nứt. Ghi lại ngày tháng và theo dõi qua thời gian, các vết nứt có vượt điểm đánh dấu hay không. Nếu vượt qua, có nghĩa là vết nứt tiếp tục phát triển. Cần có biện pháp xử lý đúng mực, đúng bệnh.

Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ. Tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót.

2. Các vết nứt tường ở mép cửa

Thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ.

Biện pháp hạn chế nứt tường hiệu quả

Nguyên nhân nứt tường ở mép cửa

Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài. Không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài. Vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.

Cách khắc phục vết nứt tường ở mép cửa

Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra. Thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Nếu chỉ đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả. Nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.

3. Nứt chân chim

Nguyên nhân và cách hạn chế

Tường xây xong tiến hành tô trát ngay dẫn đến sự chênh lệch độ ẩm giữa gạch và mạch vữa. Bên cạnh đó, mạch vữa dư thừa không được miết sạch ảnh hưởng đến lớp vữa tô. Khi gặp nước mưa sẽ thấm thấu vào trong tường gây vết nứt. Do đó, lưu ý đến độ khô và phẳng của tường. Đồng thời mạch vữa phải “no” và được miết sạch sau khi thi công.

Biện pháp hạn chế nứt tường hiệu quả

Hồ tô quá nhiều nước, xi măng mác cao nên trong quá trình đông cứng gây sức căng trên bề mặt, tạo nên những vết nứt. Vì thế, hãy sử dụng xi măng có lượng mác thấp. Đồng thời bổ sung thêm các chất phụ gia dẻo có khả năng làm giảm quá trình đông cứng.

Cát tô quá mịn hoặc hàm lượng sét trong cát lớn, gạch nung không đạt chuẩn,… Cũng là nguyên nhân gây vết nứt. Tốt nhất nên sử dụng cát hạt nhỏ và gạch ép bằng máy ép gạch không nung để hạn chế vết nứt xuất hiện trên tường.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!