Những ưu nhược điểm khi ghép cây ăn quả
Việt Nam là nước có diện tích cây ăn quả lớn và đa dạng , vì vậy muốn có được vườn ăn quả năng suất cao, mẫu mã đẹp thì cần quan tâm đến vấn đề nhân giống cho cây. Một trong những kỹ thuật nhân giống hiêu quả đang được bà con áp dụng là phương pháp ghép cây.
Việt Nam là nước có diện tích cây ăn quả lớn và đa dạng , vì vậy muốn có được vườn ăn quả năng suất cao, mẫu mã đẹp thì cần quan tâm đến vấn đề nhân giống cho cây. Một trong những kỹ thuật nhân giống hiêu quả đang được bà con áp dụng là phương pháp ghép cây.
Ghép cây là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khoẻ và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép (gốc tháp) tiếp tục sống và tăng trưởng nhờ vào gốc ghép. Vậy ưu điểm và nhược điểm của phương pháp ghép cây là gì? Hãy cùng Làm thợ tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Ưu điểm của phương pháp ghép cây ăn quả:
- Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép
- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân
- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao
- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ
- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh
- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép
- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ
- Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi
- Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý
- Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao cho bà con.
Nhược điểm của phương pháp ghép cây:
- Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn
- Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ
- Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn
- Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống
- Đòi hỏi cán bộ nhân giống phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây,….
Phương pháp ghép cây có nhiều ưu điểm dúng không nào? Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm đì hỏi bà con phải lưu ý. Hãy thử ngay phương pháp nhân giống này cho cây trồng nhà mình để xem hiệu quả mà nó mang lại như thế nào nhé. Chúc bà con thử nghiệm thành công phương pháp ghép cây.