Hướng dẫn 4 phương pháp ghép cây mai chiếu thùy
Ghép cây mai chiếu thủy là gắn một phần của cây mai có hoa đẹp vào gốc của cây mai người chơi muốn thay đổi tán, nhưng có bộ rễ đẹp, để chơi kiểng và chơi hoa. Một gốc ghép có thể cùng lúc ghép nhiều chồi để nhanh tạo thành tán. Tuy nhiên cách bố trí phải hài hòa, đảm bảo các mầm ghép sẽ phát triển cân đối.
Cây mai chiếu thủy rất được ưa thích trong các loại cây cảnh bởi dễ chăm sóc, ra hoa quanh năm mang theo hương thơm quyến rũ. Cây mai chiếu thủy thường được trồng chậu trang trí sân nhà, đặt ở sảnh, ban công hay sân thượng. Mai chiếu thủy tượng trưng cho sự bền vững, tài lộc của gia chủ rất được ưa chuộng, càng những cây thế đẹp, tuổi đời lâu càng đắt đỏ.
Ghép cây mai chiếu thủy là gắn một phần của cây mai có hoa đẹp vào gốc của cây mai người chơi muốn thay đổi tán, nhưng có bộ rễ đẹp, để chơi kiểng và chơi hoa. Một gốc ghép có thể cùng lúc ghép nhiều chồi để nhanh tạo thành tán. Tuy nhiên cách bố trí phải hài hòa, đảm bảo các mầm ghép sẽ phát triển cân đối. Làm thợ xin giới thiệu đến quý độc giả 4 phương pháp ghép cây mai chiếu thủy tương đối đơn giản mang lại hiệu quả cao, cùng tham khảo nhé!
1. Chuẩn bị dụng cụ:
Chọn gốc ghép:
Gốc ghép khỏe, dáng đẹp. sau khi chọn gốc ghép xong, khoảng tháng 11 đến tháng 12, dùng cưa cắt hết cành nhỏ, tạo dáng theo ý mình, nếu không cần dáng của gốc ghép thì cắt ngang thân cách mặt đất khoảng 15 đến 20 cm.
Tưới phân hữu cơ có pha B1 hoặc Atonic kích thích nhảy chồi non. Khi chồi non nhú ra (thường rất nhiều). Ngắt bỏ những chồi mọc không đúng hướng mình định ghép.
Bón thúc cho chồi non mập mạnh, khi chồi mới có thân to 5mm là có thể tiến hành ghép được rồi. Có thể dùng gốc lồng mức làm gốc ghép vì gốc đẹp và dễ tiếp hợp, dễ tìm.
Chọn cành ghép:
Cành giống lấy mắt ghép chọn những cành khỏe mạnh, trên những cây mai không sâu bệnh, nằm ở vị trí đủ ánh sáng.
Chọn cành không già, không non. Nếu được cành có tuổi tương đương với mầm tại gốc ghép là tốt nhất, các mắt cuống lá phải còn xanh, hơi phồng lên (trường hợp lá đã rụng). Nếu trường hợp lá chưa rụng, dùng kéo cắt lá đi (chừa lại phần cuống lá).
Dùng dao sắc kiểm tra xem vỏ và phần thân gỗ có dễ dàng tách rời nhau không (giống như phần kiểm tra tại thân ghép). Nếu khi tách ra hai phần không dễ dàng mà cố tình ghép thì 99% sẽ thất bại.
Dụng cụ ghép cây mai chiếu thủy:
2. Các phương pháp ghép cây mai chiếu thủy
Ghép áp
Ghép áp là dễ thành công nhất vì cây mai rất dễ liền da. Ngay ngoài thiên nhiên, 2 cây mai mọc sát vào nhau, lâu ngày 2 cây mai tự dính liền vào nhau.
Áp dụng cách này, chỉ cần đem 2 cây mai: 1 cây có hoa đẹp, 1 cây có hoa xấu nhưng bộ rễ đẹp để gần nhau, lấy dao cạo vỏ 2 mặt kề nhau, rồi lấy dây buộc chặt lại, không tưới ướt chỗ ghép, để như vậy khoảng 1, 2 tháng thì 2 cây mai sẽ dính liền da lại với nhau ở chỗ ghép.
Tiếp theo chỉ cần cưa bỏ ngọn của cây mai có hoa xấu và cưa dời phần gốc của cây mai có hoa đẹp đi là đã có 1 cây mai ghép, gốc là gốc của cây mai có hoa xấu, ngọn là ngọn của cây mai có hoa đẹp, sẽ ra hoa đẹp theo ý muốn.
Ghép chẻ ngọn
Ghép áp rất dễ nhưng hay bị gãy chỗ ghép vì chỉ liền da mà không có gỗ. Còn ghép mai chẻ ngọn có thêm một phần gỗ nên dính chắc hơn.
Cách ghép: Cũng để 2 cây mai kề gần nhau, thay vì cạo vỏ, ta vót nhọn gốc ghép như cây nêm, chẻ 2 ngọn cây mai có hoa đẹp, chặt chồng lên cây nêm bên gốc ghép, làm sao cho 2 mí vỏ cây ăn khớp với nhau, lấy dây quấn, buộc thật chặt lại, không tưới ướt chỗ ghép, vài tháng sau, chỗ ghép sẽ liền da, dính chặt lại, chắc hơn là ghép áp.
Sau đó chỉ cần cưa cắt dời gốc cây mai có hoa đẹp đi, là sẽ được cây mai ghép thep ý muốn.
Với phương pháp này, các nghệ nhân còn ghép những cây mai cùng họ, như cây cần thăng với cây tắc, sẽ được 1 cây cần thăng ra trái tắc, trông rất lạ mắt.
Ghép mắt (ghép bo – chồi ngủ)
Ghép mắt là phương pháp ghép dễ thành công, đơn giản và đẹp nhất đối với cây mai hiện nay.
Nhưng phải chuẩn bị gốc ghép lâu vì gốc ghép là cây mai mà chúng ta chọn lựa để làm kiểng sau này. Phải lựa cây có gốc đẹp, vô chậu, cưa bỏ hết tàn, nhánh, ngọn.
Sau đó đợi các chỗ cưa lên tượt non, nếu nhiều tượt non thì phải lảy bỏ bớt, chỉ chừa 3, 4 tượt là đủ, để làm gốc ghép. Khi tượt non lớn khoảng bằng 0,5cm là ghép được.
Mắt ghép, chọn loại giống đẹp mà ta muốn có hoa sau này theo ý muốn, nhánh nhỏ kích cỡ 5mm, đem về ghép ngay, tránh để lâu sẽ khô nhựa, ghép không dính được.
Cách ghép mắt
– Bên gốc ghép, lấy mũi dao nhọn, khắc 1 hình chữ U dài 3 mm, rộng 2mm, khắc chỗ nào cũng được, và tách bỏ miếng vỏ hình chữ U ra.
– Bên cành ghép, vạt nghiêng một gốc 450 đặt áp vào ngay lên hình chữ U bên gốc ghép đã tách bỏ vỏ.
– Lấy dây nylon mềm quấn buộc kín hết mắt ghép, không tưới ướt chỗ ghép, đem để trong mát hay che nắng.
Khoảng 15 ngày sau, mở dây nylon ra, thấy mắt ghép còn tươi và dính vào gốc ghép là đạt. Nếu cành ghép khô héo bung ra là chết, phải ghép lại chỗ kế bên.
Sau đó, cứ để như vậy, một thời gian sau, chỗ mắt ghép sẽ nảy mầm, ra chồi non, ta cắt bỏ hết phần còn lại của tượt gốc ghép, để tập trung nuôi dưỡng chồi non.
Một gốc ghép có thể ghép nhiều cành mai, để cho nhiều hoa rất đẹp.
Chuẩn bị: cành giống, kéo cắt cành, dao ghép, dây quấn…
Một cây mai thiếu tay, nên cần ghép bổ sung để dáng cây cân đối và đầy đủ cành.
Đưa cây vào chỗ mát, 3 ngày đầu chỉ tưới gốc, không tưới lên cây. các ngày sau tưới ướt cả cây luôn. Khoảng 10 ngày sau đưa cây ra nắng lại.
Sau 15 ngày có thể mở dây nilon để biết kết quả. Khi mở ra nếu miếng ghép khô tự rơi ra. Nếu miếng ghép dính chặt, còn tươi coi như bạn đã thành công. Việc còn lại là chăm bón cho mầm cây phát triển.
Khi mầm ghép lên được khoảng 2 đến 3 cm, ta cắt nốt phần còn lại của mầm ghép (cắt cách mắt ghép khoàng 2 cm), bôi vôi vào vết cắt tránh sâu bệnh
Ghép xuyên thân
Phương pháp này dùng để ghép cho nơi nào cây kiểng thiếu nhánh, thiếu tay. Có thể ghép được nhánh to 1cm, để cân đối cho đủ số tàn nhánh của cây kiểng.
Cách ghép:
– Khoan một lỗ xuyên qua thân cây (hình), ngay chỗ nào cây thiếu nhánh. Đem cây mai cho nhánh ghép để gần chỗ lỗ khoan, chọn cành vừa lỗ khoan, tuốt bỏ hết lá và nhánh phụ của nhánh ghép, để nhánh chui qua lổ khoan.
– Dùng nylon mỏng quấn, bao đọt nhánh ghép cho nhỏ lại rồi luồn vào lỗ khoan, kéo lên đến chỗ vừa cạo vỏ, mở nylon ra, lấy dây buộc chặt chỗ ghép, giữ cứng nhánh ghép không cho lay động, không tưới ướt chỗ ghép, cũng có thể bôi vào một lớp keo mastic để giữ không cho thấm nước vào.
– Để khoảng vài 2-3 tháng sau, chỗ ghép liền da, nhánh ghép sẽ dính vào thân cây kiểng, ta phải cưa từ từ mỗi ngày một ít, để rời cây cho nhánh ghép đi trồng nơi khác.
– Chọn cây mai con đã ươm sống, cạo bỏ lớp da bên ngoài để cây có thể tiếp hợp tốt
– Buộc chặt nơi ghép, chờ gốc ghép và ngọn ghép tiếp hợp
– Treo bầu cây con ngang nơi ghép bổ sung để chờ cây cũ và
Sau khi ghép cây mai chiếu thủy xong, cần chú ý theo dõi sức khỏe của cây và quan sát khi cây đã tiếp hợp tốt thì cắt bỏ phần dưới bầu, chỉ chừa phần ngọn
Trường hợp không có khoan, có thể đục một đường rãnh bên hông cây kiểng, chỗ thiếu nhánh: Lựa nhánh ghép cỡ bằng đường rãnh, cạo vỏ nhánh ghép, chỗ nào vừa với đường rãnh, áp sát vào đường rãnh và lấy dây buộc thật chặt lại, đừng để cho nhánh lay động. Để như vậy, vài ba tháng sau, nhánh ghép dính vào cây mai kiểng. Sau đó, cưa từ từ để dời cây cho nhánh ghép đi trồng chỗ khác.
Xem thêm