Tất tần tật những nguyên nhân làm Mũi khoan bị gãy khi khoan sắt
Khi khoan sắt, nếu bạn khoan không đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng gãy mũi khoan, cháy mũi khoan. Trước khi mang đi sửa chữa thì bạn hãy tìm hiểu một số nguyên nhân làm mũi khoan bị gãy khi khoan sắt để có hướng giải quyết phù hợp nhé! Nguyên nhân làm […]
Khi khoan sắt, nếu bạn khoan không đúng kỹ thuật sẽ gây ra hiện tượng gãy mũi khoan, cháy mũi khoan. Trước khi mang đi sửa chữa thì bạn hãy tìm hiểu một số nguyên nhân làm mũi khoan bị gãy khi khoan sắt để có hướng giải quyết phù hợp nhé!
Nguyên nhân làm mũi khoan bị gãy khi khoan sắt
1. Nếu máy khoan hoạt động với tốc độ quá cao, vượt quá mức cho phép dẫn đến việc gây mòn các góc phía ngoài mũi khoan,. Làm giảm bớt độ mài mũi khoan do mất một lượng vật liệu bị loại bỏ. Máy hoạt động vượt quá tốc độ được cảnh báo khi đèn màu xanh.
2. Lưỡi cắt của mũi khoan mau mòn, giảm tuổi thọ khi sử dụng góc sâu quá lớn. Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo góc lưỡi cắt từ 8-12 độ là thích hợp nhất.
3. Sự dẫn tiến cao dẫn đến lực trục dọc lớn có thể làm gẫy đầu mũi khoan.
4. Mũi khoan sẽ làm việc khó khăn, phát nhiệt và làm tăng lực trục dọc. Dẫn đến lỗ bị lệch và mũi khoan bị gãy. Nếu sử dụng góc sâu thiếu khiến mũi khoan bị cọ xát ở phía sau mép cắt.
Một số cách hạn chế hiện tượng gãy mũi khoan
Khi lắp mũi khoan, chú ý lắp mũi khoan đồng trục.
Khoan mồi mũi khoan nhỏ trước khi khoan sâu để đảm bảo mũi khoan đi chính xác và không bị cong hay gẫy mũi khi khoan trên các chi tiết không phẳng, bị cong vênh.
Khi khoan không nên ghép hai chi tiết.
Làm nguội mũi khoan liên tục bằng dung dịch làm mát khi khoan lâu hoặc khoan trên vật liệu cứng.
Trên đây là nguyên nhân làm mũi khoan bị gãy và cách khắc phục lỗi này. Hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho các bạn
Xem thêm
- Cách tháo đầu kẹp mũi khoan cực kỳ đơn giản chỉ mất 5 phút
- Cách sử dụng máy khoan pin hiệu quả và một số lưu ý khi vận hành máy
- Kinh nghiệm khoan sắt đúng kỹ thuật cho mũi khoan đẹp đảm bảo an toàn