Các lỗi thường gặp ở hệ thống đánh lửa xe ô tô
Hệ thống đánh lửa là một bộ phận rất quan trọng trong động cơ xe ô tô. Nó có vai trò tạo dòng điện đủ mạnh để đốt cháy nhiên liệu. 1. Hỏng bộ phận biến áp Biến áp trên hệ thống đánh lửa xe hơi giống như một biến thể, bộ phận này hỏng […]
Hệ thống đánh lửa là một bộ phận rất quan trọng trong động cơ xe ô tô. Nó có vai trò tạo dòng điện đủ mạnh để đốt cháy nhiên liệu.
1. Hỏng bộ phận biến áp
Biến áp trên hệ thống đánh lửa xe hơi giống như một biến thể, bộ phận này hỏng thường như chập mạch các vòng dây gây cháy biến áp, cháy nắp biến áp, cháy điện trở phụ… Thậm chí còn gây vỡ, nứt nắp biến áp. Khi bị hỏng cần kiểm tra thay thế kịp thời tránh hư hại các bộ phận liên quan.
2. Hỏng bộ chia điện
Bộ chia điện trên hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ phân chia dòng điện cao thế theo đúng trình tự làm việc của động cơ một cách chính xác nhất. Do đó, nếu bộ phận này hỏng nó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống đánh lửa và động cơ.
Bộ chia điện bị hỏng có thể do hoạt động trong thời gian dài gây hao mòn hoặc nứt, vỡ nắp delco bởi tác động vật lý dẫn đến rò rỉ điện áp, làm đánh lửa yếu. Ngoài ra, khe hở giữa má tĩnh và má động không lắp chuẩn sẽ làm giảm khả năng đánh lửa, bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp bị hở màng cũng khiến cho hệ thống đánh lửa bị sai thời điểm.
Việc kiểm tra bộ chia điện cần làm chi tiết như vệ sinh từng chi tiết các má vít, điều chỉnh khe hở rotor cũng như thay thế các bộ phận hư hại…
3. Hỏng bugi
Bugi sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, gây ảnh hưởng đến hệ thống đánh lửa cũng như các hệ thống khác. Bugi thường có lỗi hỏng như: vỡ đầu sứ bugi, mòn điện cực, bugi bị chảy điện cực, đánh lửa không đúng tâm, bám muội… Nếu kiểm tra bugi thấy hiện tượng trên cần thay thế ngay để xe hoạt động tốt và trơn tru.
4. Chuẩn đoán các lỗi trên hệ thống đánh lửa
– Tia lửa yếu: Khi xe có hiện tượng nổ máy không đều, động cơ xe yếu, dư xăng, đầu bugi đóng muội than. Điều này có nghĩa là nhiên liệu chưa được đốt cháy hết. Nếu kiểm tra bugi và tia lửa, khi thấy tia lửa có màu vàng, nẹt yếu thì chắc chắn hệ thống đánh lửa có vấn đề.
Tia lửa điện yếu nghĩa là điện thế cao áp từ bộ chia điện đến bugi thấp, rất co thể do bộ pin đánh lửa hỏng biến áp, cũng có thể do bị chập vòng dây, má vít bị bẩn, rỗ khiến cho việc đánh lửa bị hạn chế. Ngoài ra, cũng có thể do dây cao áp bị rò rỉ điện, hở, bugi mòn cực điện, khe hở đánh lửa trên bugi quá lớn, bugi bị bẩn… cũng tạo ra lỗi này. Với lỗi này, bạn nên kiểm tra thay thế bugi, kiểm tra dây cao áp, vệ sinh vá vít và biến áp đánh lửa.
– Đánh lửa quá sớm: Nếu khi khởi động xe thấy hiện tượng kích nổ khi ga lớn, tải nổ không ổn định, xe tốn xăng, hay nóng máy, nổ ngược thì chắc chắn là dấu hiệu của việc đánh lửa quá sớm, dẫn điến pitong chưa lên điểm chuẩn đã sinh công và bị đẩy xuống gây kích nổ. Điều này rất hại đến động cơ, khiến động cơ nhanh nóng và xăng dư nhiều bị đẩy ra ngoài gây tốn xăng. Lỗi này thường do delco đặt sai, khe hở má vít quá lớn, do đó bạn nên kiểm tra đặt lại delco và điều chỉnh lại khe hở má vít sao cho chuẩn và chính xác nhất.
– Đánh lửa chậm: Nếu như xe bị lỗi đánh lửa chậm thì sẽ có tiếng nổ trong ống xả bởi xăng không được đốt hết, dẫn đến việc tiếp tục cháy khi ra ống xả, gây nên hiện tượng nóng động cơ, tốn xăng, ngột xăng, không tăng tốc được. Lỗi này còn khiến động cơ khó khởi đông. Nguyên nhân gây hiện tượng này là do đặt sai lửa, khe hở má vít nhỏ quá, nên điều chỉnh lại đúng chuẩn để đảm bảo hoạt động xe.
Tóm lại, với những lỗi hệ thống đánh lửa điện tử xe hơi trên tốt nhất bạn nên mang xe đến garage uy tín để các kỹ thuật viên kiểm tra sửa chữa tốt nhất. Bởi đây là những bộ phận khá phức tạp, khá khó làm nếu như chưa có kinh nghiệm.