Tổng hợp lỗi máy khoan cầm tay thường gặp và cách sửa chữa hiệu quả
Máy khoan cầm tay là một thiết bị vô cùng hữu ích trong mỗi gia đình. Sự tiện dụng của nó có thể đáp ứng gần như hầu hết các công việc khoan đục. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, máy thường gặp mộ số lỗi vặt. Bạn nên tìm hiểu bài viết […]
Máy khoan cầm tay là một thiết bị vô cùng hữu ích trong mỗi gia đình. Sự tiện dụng của nó có thể đáp ứng gần như hầu hết các công việc khoan đục. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, máy thường gặp mộ số lỗi vặt. Bạn nên tìm hiểu bài viết này để biết và phân loại các lỗi nhỏ của máy khoan. Từ đó có thể tự sửa trước khi gọi thợ.
Hướng dẫn kiểm tra và sửa các lỗi cơ bản của máy khoan cầm tay
Một số lưu ý trước khi bắt tay vào kiểm tra máy:
- Nguyên tắc an toàn điện là số một. Do vậy kiểm tra hay sửa lỗi gì bạn cũng cần phải để ý đến nguồn điện, dùng bút thử điện cẩn thận.
- Nên kiểm tra hay sửa máy khoan tại nơi thoáng khí và ánh sáng đủ tốt.
1. Động cơ không chạy:
Nếu lâu không sử dụng máy khoan cầm tay mà thấy máy bị lỗi động cơ không chạy thì đừng vội gọi thợ ngay nhé. Hãy tự mình kiểm tra lần lượt theo các bước dưới đây nhé:
Bước 1: Kiểm tra xem máy có mùi khét hay không
Kiểm tra xem máy có mùi khét hay không. Nếu có mùi khét tức là máy khoan cầm tay của bạn đã bị cháy Rotor do dùng quá công suất. Nếu bị lỗi này thì mang ra quán để thợ sửa lại hoặc thay mới. Nếu không mùi khét thì bạn qua bước tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra dây điện
Kiểm tra nguồn điện đầu vào, phích cắm, dây điện tiếp giáp với máy xem có bị đứt không. Nếu có thì nối lại ngay, còn không thì qua bước tiếp theo
Bước 3: Kiểm tra chổi than
Đối với máy khoan dùng lâu thì chổi than có thể bị mòn. Do đó bạn có thể thay mới chổi than để máy chạy ổn định hơn
Bước 4: Kiểm tra Zen mũi khoan
Máy khoan có chạy tuy nhiên mũi không ăn được vào tường hoặc bê tông. Bạn kiểm tra lại ngay Zen của mũi khoan xem có bị mòn không. Nếu đã mòn thì thay mới ngay
2. Đầu khoan bị kẹt
Trong quá trình sử dụng, đầu máy khoan bị kẹt, bị trượt không giữ chặt được mũi khoan thì hãy bình tĩnh. Hãy dùng dầu để bôi trơn và lắp lại sử dụng. Nếu không được hãy thay mới một chiếc đầu khoan mới.
Đây là bộ phận rất quan trọng. Tốt nhất nếu có vấn đề gì thì bạn hãy thay mới dùng sẽ an toàn hơn rất nhiều.
3. Mũi khoan yếu hoạt động kém
Phần mũi khoan là phần chịu nhiều áp lực nhất, chịu mài mòn nhiều nhất. Do đó khi sử dụng liên tục trong thời gian dài bạn phải kiểm tra thường xuyên và thay mới nếu thấy có dấu hiệu mũi khoan hoạt động kém chất lượng, cùn.
4. Chổi than bị mòn
Máy khoan hoạt động lâu bạn cũng nên kiểm tra chổi than. Đây là phần tiếp xúc với động cơ nên chịu nhiệt thường xuyên. Hãy thay mới để máy khoan hoạt động được ổn định hơn.
5. Lõi đồng bị gãy
Triệu chứng thể hiện rõ ràng nhất là động cơ không chạy. Bạn hãy kiểm tra dây dẫn ngay xem có bị uốn hay bị gãy lõi đồng không. Đây là nguyên nhân thường gặp phải khi máy khoan không chạy.
Trên đây là 5 lỗi cơ bản của máy khoan cầm tay thường gặp nhất. Hãy tham khảo cách xử lý mà chúng tôi chia sẻ trước khi gọi thợ nhé!
Xem thêm
- Cách chỉnh xăng gió bộ chế hòa khí cho máy cưa hoạt động tốt nhất
- Cách khắc phục Máy khoan bị rò rỉ điện an toàn nhất không cần gọi thợ
- 6 Lỗi thường gặp ở máy khoan pin và cách sửa chữa hiệu quả tức thì