Kỹ thuật trồng cây thị mang hương thơm tan tỏa mùa Trung thu
Các cây thị trồng làm cảnh thường có kích thước khá nhỏ, đường kính từ 10 cm đến 20 cm, thích hợp trồng biệt thự, sân vườn,.. bằng hạt hoặc chiết cành
Vào mỗi dịp Trung thu, quả thị được coi là loại quả đặc trưng bởi hương thơm dịu nhẹ lan tỏa khắp không gian. Cây thị còn có rất nhiều ứng dụng trong y học. Chẳng hạn như rễ thị được dùng trong điều trị các bệnh như ngộ độc, nôn mửa, lở loét, sốt nóng, mẩn ngứa… Hãy học ngay cách trồng cây thị để trung thu bày mâm ngũ quả thêm ấn tượng nhé!
Nên trồng thị ở đâu?
Do cây thị là loại cây lâu năm, rất kén đất trồng và đòi hỏi công chăm sóc cầu kì. Nên người ta thường ít trồng trước nhà, mà thường được trồng ở những khu đất rộng rãi. Trồng trong sân vườn hoặc khu đô thị thoáng mát hay trồng làm cảnh. Các cây Thị trồng làm cảnh thường có kích thước khá nhỏ, đường kính từ 10 cm đến 20 cm, thích hợp trồng biệt thự, sân vườn,..
Khi trồng và chăm sóc cây Thị nên trồng ở nơi có ánh sáng vừa đủ để cây được xanh tốt quanh năm. Đất trồng ẩm nhưng cần phải thoát nước tốt, tráng ngập úng làm hỏng bộ rễ của cây. Cây có thể được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết ghép cành.
Chuẩn bị
- Hạt giống thị
- Đất trồng
- Chậu trồng
- Phân bón
Cách trồng cây thị hương thơm tỏa ngát
Thị chủ yếu được nhân giống bằng hạt.
- Giai đoạn đầu, cây non phát triển rất chậm.
- Từ lúc gieo hạt đến khi cây cao lên 1m có thể mất đến 2 hoặc 3 năm. Nhưng qua giai đoạn đó, thị có xu hướng sinh trưởng nhanh và đều hơn.
- Đặc biệt, cây thị phát triển tốt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và ánh mặt trời.
- Nếu trồng cây trong bóng râm thì cây vẫn có thể sống nhưng sinh trưởng kém và cho ít trái.
- Một điểm lưu ý nữa khi trồng cây thị là nên trồng ở vùng đất cao và tránh ngập úng xảy ra.
Chăm sóc sau khi trồng cây thị
Để cây thị sinh sôi và trĩu quả, bạn cũng nên lưu ý chế độ chăm sóc. Giống cây này chỉ cần tưới nước khoảng 3-4 lần trong một tuần là vừa đủ. Và đặc biệt, khi trồng và chăm sóc, bạn phải chú ý là đất phải luôn tươi xốp và có độ ẩm đầy đủ.
Tác dụng của cây thị
Giống cây này thường được trồng nhiều bởi nó có rất nhiều tác dụng hữu ích cho con người. Mỗi bộ phận của cây từ rễ, thân cho đến lá đều đem lại những lợi ích đặc biệt.
- Quả thị khi vừa chín tới sẽ tỏa ra một mùi thơm rất dễ chịu. Mùi hương này rất tốt với những ai hay căng thẳng đầu óc. Bởi nó có tác dụng trấn tĩnh và đem lại sự thư giãn, thoải mái.
- Lá của cây thị được sử dụng rất nhiều trong việc trị táo bón hoặc các vấn đề liên quan đến bụng như bị đầy bụng, khó tiêu. Không những thế, lá loài cây này còn được xem như thần dược để chữa các mụn mủ. Chỉ cần giã nhỏ và đắp trực tiếp lên mặt, nó sẽ đem lại hiệu quả ngay lập tức. Khi hòa với rượu rịt, nó còn chữa bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới.
- Vỏ cây thị thường được dùng để làm cho lớp sơn mau khô hơn. Bằng cách tách quả thị chín ra các múi nhỏ, dán lên vách tường hoặc cột nhà, sơn của bạn sẽ khô nhanh và cho mùi thơm.
- Hạt thị khi ngâm với trà để uống sẽ giúp chống lão hóa, là bí kíp dưỡng cho da luôn căng mịn, hồng hào và ít nhăn. Vì thế, loại hạt của giống cây này đã được dùng từ thời xa xưa như là bài thuốc “cung đình” để giữ gìn tuổi xuân.
- Rễ thị thường được thu hoạch cả năm. Nhưng để có được chất lượng tốt nhất thì nên cắt vào mùa đông. Chỉ cần rửa sạch phần rễ và lột để lấy lớp vỏ trắng bên trong, sau đó bạn có thể dùng nó như
Xem thêm
- Bí kíp xử lý bưởi ra hoa đem lại hiệu quả bằng 3 phương pháp
- Cách trồng măng tây bằng phương pháp tách mầm nhân giống cây
- Hướng dẫn các bước gieo hạt trồng chanh leo chuối mới lạ độc đáo