Hướng dẫn kỹ thuật ghép trâm ổi nhiều màu

Hướng dẫn kỹ thuật ghép trâm ổi nhiều màu

lamtho.vn 14/11/2017 10:15

Cây trâm ổi là cây ngoại thất được sử dụng nhiều vì cây dễ trồng, cho hoa đẹp nhiều màu. Cây thường trồng thành khóm, trồng bồn, vườn hoa, công viên, sân vườn. Cây trâm ổi cũng được trồng hàng rào cho hoa đẹp. Cây còn được trồng chậu trang trí ban công và chậu để bàn.

Trâm ổi là một loại cây hoang dã sống nhiều ở các vùng đồi núi của Đà Lạt, Nha Trang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai… tùy từng nơi mà chúng có những kích thước, mầu sắc hoa và tên gọi khác nhau. Có nơi gọi là cây trâm hôi, nhiều nơi kêu là cây ngũ sắc…

Ở Đà Lạt có lẽ do điều kiện thời tiết phù hợp nên thường có hoa to và đẹp, ở Nha Trang đa phần hoa có mầu hường và tím… Cây Hoa Ngũ sắc thường gặp tuy nhiên mỗi lần cây nở hoa, bạn sẽ thật sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp rực rỡ của nó, đem đến không gian cây xuất hiện màu sắc tươi mới mà ai cũng muốn ngắm nhìn.

Cây trâm ổi là cây ngoại thất được sử dụng nhiều vì cây dễ trồng, cho hoa đẹp nhiều màu. Cây thường trồng thành khóm, trồng bồn, vườn hoa, công viên, sân vườn. Cây trâm ổi cũng được trồng hàng rào cho hoa đẹp. Cây còn được trồng chậu trang trí ban công và chậu để bàn.

Đã có những “nghệ nhân tài tử” sưu tầm được đến 7 mầu hoa khác nhau, đó là: hường, tím, trắng, đỏ, vàng chanh, vàng cam, vàng nghệ. Loại hoa này khi để đơn độc thường không mấy “sắc sảo”, thế nhưng nếu biết cách ghép nhiều mầu hoa lên cùng một gốc ghép thì sẽ cho một cây rất đẹp và lạ mắt. Cách nay vài năm với một gốc trâm ổi được ghép 7 mầu hoa của nghệ nhân Ba Thật (ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp. HCM) đã giành được Huy chương vàng tại Hội hoa xuân Tp. HCM.

Hãy cùng Làm thợ tìm hiểu về kỹ thuật ghép trâm ổi cho ra nhiều màu hoa trên cùng một cây, đem lại chậu hoa kiểng đẹp trong nhà mang lại sức sống rực rỡ vẻ đẹp lạ mắt cho gia đình

1. Đặc tính cây trâm ổi

– Trâm ổi hay còn gọi là Ngũ sắc thuộc cây thân gỗ, dạng bụi nhỏ, chiều cao khoảng 0,3 – 2m.

– Trên thân cây có gai, có lông,màu xanh khi non, về già chuyển nâu. Lá trâm ổi màu xanh ,hình trái xoan,mọc đối, gốc hình tim hoặc tròn, đầu nhọn, viền lá có răng cưa đều, mặt dưới có lông.

– Hoa kết thành chùm trên đỉnh nhiều màu sắc nên có tên là ngũ sắc, mỗi bông đơn có 4 cánh hình tròn lõm ở giữa. Màu hoa sẽ chuyển từ hoa màu vàng sang màu cam, sau đó không lâu sẽ đổi sang màu đỏ. Quả hình cầu, có vị thơm như ổi nên được gọi là cây trâm ổi, khi chín màu đen , có 1-2 hạt xù xì và cứng.

– Hiện nay ngũ sắc mọc hoang ở nhiều nơi vì sức sống mạnh mẽ, hầu như không phải chăm sóc, ít sâu bệnh, chịu rét, chịu nóng, chịu hạn, chịu úng khá tốt. Ngũ sắc thích nắng, càng nắng cây càng sai hoa và màu sắc đậm đà hơn.

2. Chuẩn bị

–  Gốc ghép :  chọn gốc ghép tương đối lớn và có dáng cổ thụ một chút. Những cây này thường mọc ở các bờ rào, bờ dậu hay các gò đống ở những “vùng sâu, vùng xa”

– Cành ghép:   chọn trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”.

3. Tiến hành ghép trâm ổi nhiều màu trên cùng gốc ghép

Để tạo ra cây ghép trâm ổi không khó, chỉ cần có sự say mê và hiểu biết về cách ghép một chút là có thể làm được.

Ông cho biết: muốn cây ghép có thế đẹp, thì phải kiếm được một cây làm gốc ghép tương đối lớn và có dáng cổ thụ một chút. Những cây này thường mọc ở các bờ rào, bờ dậu hay các gò đống ở những “vùng sâu, vùng xa” (chứ không có bán sẵn ở các điểm bán hoa kiểng).

Khi đã có gốc ghép, dùng cưa, kéo cắt tỉa tạo thế cho cây theo ý muốn của mình rồi trồng vào trong chậu lớn có trộn sẵn phân mục và cát.

Chăm sóc chu đáo để cây khỏe mạnh. Sau trồng khoảng một tháng, cây sẽ ra nhiều chồi mới, chọn để lại những chồi ưng ý để ghép giống hoa khác vào, số còn lại tỉa bỏ (hãy tạm gọi mỗi chồi này là một “gốc ghép”).

Khi “gốc ghép” có độ dài khoảng 5-7 cm, lớn cỡ ruột cây viết bi trở lên là ghép được.

Trâm ổi nhiều màu

Cách ghép như sau:

– Trên “gốc ghép” cắt bỏ một đoạn ngọn dài khoảng 5-6 cm, cắt bỏ những lá ở dưới chỗ vừa cắt rồi dùng lưỡi dao lam chẻ đôi “gốc ghép” một đoạn dài 1,5-2 cm để tạo “miệng ghép”.

– Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”.  Cắt lấy một đoạn dài 5-7 cm (có 2-3 mắt lá), mỗi lá cắt bỏ 2/3 đến ½ lá, để cành ghép đỡ bị mất nước sau khi ghép (phần này gọi là “cành ghép”).

– Tại phần gốc của “cành ghép” dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên tạo thành một hình nêm (vết cắt vạt dài 1,5-2 cm).

– Cắt vạt xong, nhanh chóng đưa phần vạt nêm vào “miệng ghép” rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt.

– Xong xuôi dùng một bao nilon loại trong trùm kín lên “cành ghép” và chỗ ghép để “cành ghép” không bị khô, che nắng cho chỗ ghép (hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát – nếu gốc ghép được trồng trong chậu),

– Sau ghép khoảng 15 ngày, nếu thấy “cành ghép” còn sống thì tháo bỏ bao nilon. Khoảng 15-20 ngày sau, tháo bỏ dây nilon quấn chỗ ghép. Sau khi ghép một thời gian tại chỗ nách lá của “cành ghép” sẽ nhẩy tược mới và ra hoa.

Muốn cây ghép có thế đẹp, thì sửa tạo tán cho cây giống như việc tạo tán cho những cây kiểng khác.

4. Chú ý

– Đặt cây hoa ngũ sắc nơi có đủ ánh nắng. Tưới nhiều nước cho cây. Rễ phát triển rất nhanh vì thế nên đổi chậu trồng nhiều lần. Vì là cây không chịu được rét nên vào mùa Đông đặt cây bên cửa sổ có ánh sáng.

– Hoa có cánh mỏng nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại. Vì vậy, sau khi cắt hoa nên cắm ngay vào nước.

Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoatronghoa.vn

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!