Hướng dẫn kỹ thuật ghép quả trên cây có múi

Hướng dẫn kỹ thuật ghép quả trên cây có múi

lamtho.vn 23/11/2017 03:00

Ghép quả trên cây có múi giúp phân bố lại số quả trên cây cho hài hoà, tạo điều kiện để cây phát triển cân đối. Mặt khác, nhờ cách làm này, có thể dồn số quả ở những cây ít quả cho một số cây nhất định, từ đó phân cây, xây dựng kế hoạch chăm sóc và bảo vệ từng lô cây, tránh sự dàn trải, giảm chi phí vật tư.

Ghép quả trên cây có múi giúp phân bố lại số quả trên cây cho hài hoà, tạo điều kiện để cây phát triển cân đối. Mặt khác, nhờ cách làm này, có thể dồn số quả ở những cây ít quả cho một số cây nhất định, từ đó phân cây, xây dựng kế hoạch chăm sóc và bảo vệ từng lô cây, tránh sự dàn trải, giảm chi phí vật tư.

Kỹ thuật ghép quả trên cây có múi đã được gia đình anh Nguyễn Văn Hoãn ở thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch (Khoái Châu – Hưng Yên) thử nghiệm và ghép thành công. Chẳng những cây cho năng suất bình thường, mà chất lượng quả còn ngon hơn. Đây có thể coi là bước đột phá trong nghề trồng cây có múi ở nước ta. Cùng tìm hiểu kỹ thuật ghép quả trên cây có múi nhé!

Thông thường chỉ có thể ghép được các nhóm cây cùng chi trong họ với nhau. Cây sử dụng để ghép quả là cây đã hoặc đang cho khai thác hoặc chưa ra hoa chưa khai thác quả lần nào.

1. Thời vụ ghép

Với cam Canh, cam Vinh, quýt, bưởi Diễn có thể ghép từ cuối tháng 6 đến tháng 8; bưởi Phúc Trạch, Hoàng Trạch có thể ghép từ đầu tháng 4-5, khi quả trên cây phát triển ổn định, đường kính quả 1,8-2,5cm (đối với cam quýt) và 4-5cm (đối với bưởi). Tiến hành ghép vào ngày quang mây, nắng nhẹ, không mưa.

2. Dụng cụ chuẩn bị

  • Kéo ghép cành cây chuyên dụng
  • Dao ghép
  • Băng keo tự dính

3. Kỹ thuật ghép quả trên cây có múi

Ghép quả trên cây có múi giúp chất lượng quả ngon hơn

  • Bộ phận ghép là cuống quả với cành cây. Thông thường với các cây có múi, ghép áp bên là tốt nhất, xác suất sống sau ghép cao.
  • Trước khi ghép, vườn cây cần được phòng trừ sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, rệp nâu, rệp muội, rệp sáp, rầy chổng cánh và các bệnh loét quả, chảy nhựa…; cần lựa chọn cành khoẻ, không sâu bệnh. Quả ghép không có mầm bệnh, còn tươi nguyên cuống, yêu cầu để cuống dài 3-7cm hoặc 10cm. Quả cắt đến đâu ghép đến đó, nếu để lâu, cuống mất nước sẽ không sử dụng được. Khi ghép nên lựa chọn cành bánh tẻ, cành ghép và cuống ghép có kích thước tương ứng.
  • Sử dụng cách ghép áp bên để ghép quả trên cây có múi: Dùng dao ghép chuyên dụng, sắc bén, nhẹ nhàng nâng quả trong lòng bàn tay, dùng một ngón tay làm điểm tỳ cho cuống quả, tay kia dùng dao cắt vát đầu cuống, chiều dài vết cắt khoảng 1,5-2cm. Tiếp đó ghép cuống và đầu ghép khớp nhau qua vết cắt vát, sử dụng băng keo chuyên dụng quấn chặt vết ghép. Với cách ghép này, một lao động thành thục trong ngày có thể ghép được 150-200 quả.

4. Chăm sóc cây sau ghép quả:

Cây sau ghép cần được che nắng bằng nylon đen chuyên dùng khoảng 20-25 ngày để hạn chế nắng, gió làm mất nước. Vườn cây ghép cần được giữ ẩm bình thường.

Khi vết ghép đã liền thì tháo nylon, tăng cường bón thúc phân hữu cơ, vô cơ và vi sinh, tốt nhất sử dụng hạt ngô đỏ, đậu tương và super lân ngâm ủ hoai mục pha loãng để tưới thúc hoặc hỗn hợp bột ngô, bột đậu tương, super lân ủ nóng trong điều kiện yếm khí rồi bón thúc vào rãnh đào theo hình chiếu tán cây.

Lưu ý: Thay vì sau ghép che lưới đen lên tán cây chống thoát hơi nước, có thể đơn giản hoá bằng cách: Trước khi ghép dùng dây nylon bao kín quả và phần cuống, sau 35-40 ngày, cành và quả ghép sinh trưởng bình thường thì tháo ra để quả phát triển nhanh.

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!