Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây na
Ghép cây na là phương pháp nhân giống vô tính cho cây. Hiện nay có 2 phương pháp ghép cây na là ghép mắt hoặc ghép cành. Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng cặp ghép nào, giống nào làm gốc ghép, giống nào làm cành ghép?
Na là một loại cây ăn quả khá phổ biến và được ưa chuộng tại các tỉnh phía Bắc. Gần đây, loại quả này đã trở thành một mặt hàng có tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Ghép cây na là phương pháp nhân giống vô tính cho cây. Hiện nay có 2 phương pháp ghép cây na là ghép mắt hoặc ghép cành. Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng cặp ghép nào, giống nào làm gốc ghép, giống nào làm cành ghép? Làm thợ xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết thực tiễn mà Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam đã thực hiện
1. Đặc tính cây na
Cành quả na thường mọc trên cành mẹ (cành của năm trước). Trên tán cây phần từ giữa trở xuống cành cho quả tốt hơn.
Nhị đực và nhị cái trên cùng một chùm hoa. Nhị cái thường chín sớm so với nhị đức nên thời gian để tiếp nhận phấn ngắn, nếu không có côn trùng hoặc thụ phấn bổ sung thì quả đậu kém. Mùa hoa nở nếu gặp hạn, nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì đậu quả không tốt. Từ khi hoa nở đến quả chín khoảng 90 – 100 ngày.
Na thích khí hậu ấm áp, kém chịu rét, không kén đất. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất vỏ sò hến, dất chua kiểm hay trung tính đều trồng được na. Nói chung các loại na chịu khô hạn tốt, nhưng kém chịu úng, trừ cây bình bát nổi tiếng chịu ngập nước.
Muốn có sản lượng cao nên trồng na trên đất phù sa, đất rừng mới khai phá, đất chân núi đá vôi, dễ thoát nước, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, độ pH: 5,5 – 6,5.
2. Chuẩn bị dụng cụ:
- Dao ghép cây
- Băng keo ghép chuyên dụng
3. Các bước ghép cây na:
Khi ghép mắt gốc ghép phải có đường kính 12-15mm. 18-24 tháng tuổi. Mắt ghép lấy ở cành 1 năm tuổi nơi lá đã rụng rồi. Vỏ na dày nên mắt ghép phải cắt to một chút để khỏi bị vỏ gốc ghép phình ra, bóp chết; mắt ghép chiều dài khoảng 4cm.
Ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhân giống bằng hạt, phương pháp ghép mắt mới áp dụng cho na xiêm ghép lên bình bát, các phương pháp ghép khác ít dùng trong sản xuất.
Ở Cu Ba, nơi nghề trồng na đã có từ lâu và rất được coi trọng, các giống na đều được nhân bằng phương pháp ghép: ghép cành hay ghép mắt. Dù ghép cành hay ghép mắt, người ta đều chủ trương dùng gốc ghép đã cứng cáp, đường kính từ 12-15mm hoặc hơn, 12-24 tháng tuổi để có cây ghép to khỏe đánh đi trồng chóng phục hồi, ra hoa quả nhanh và vườn na đồng đều.
Chỉ ghép khi na đương trong thời gian nghỉ, đối với cành ghép và cả đối với gốc ghép-ghép khi lên nhựa kết quả kém hơn-ghép cành được ưa chuộng hơn ghép mắt vì cây ghép khỏe hơn.
Cây na ghép
Cành ghép là cành 12 tháng tuổi, đường kính từ 5-10mm, dài 15cm, cắt ở chỗ lá đã rụng rồi ngâm 1-2 phút để khử trùng trong dung dịch CuSO4 60g trong 20 lít nước.
Gốc ghép đường kính thường phải đạt 15mm trở lên (gốc ghép 18-24 tháng tuổi) và cùng có thể ghép lên cây lớn đường kính gốc 15cm và dài hơn, khi đốn đi để đổi giống.
Phương pháp ghép cây Na tốt nhất là “Ghép bên vào gốc ghép cắt ngọn”. Lát cắt dài 8-10cm ở cành ghép cũng như gốc ghép đã cắt ngọn và cùng kích thước với nhau. Sau khi buộc áp vào nhau chỉ còn 5-7cm của cành ghép vượt lên trên gốc ghép phải bảo vệ chống mưa nắng (có thể chụp túi giấy không thấm nước, hoặc túi PE có lỗ thông hơi).
4. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Na được coi là một loại cây ít sâu bệnh nguy hiểm, nhưng cũng không thể xem thường.
– Cần phải đề phòng nhất là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporivides hại hoa, quả bất kỳ ở tuổi nào và ngọn non của na xiêm. Nấm gây bệnh phá hại nhiều loại cây ăn quả khác và có không ít thuốc có thể trị được bán ở thị trường hiện nay như Kasuran BTN, Benlat C, Zincopper, Aliette 80 BTN.
– Cần phun thuốc trị ngay từ khi bệnh mới xuất hiện có nhiều rệp sáp rệp dính bám vào cành lá và nhất là quả kể cả to, nhỏ, để hút nhựa, có khi vẫn còn gặp trên các quả na bày bán ở chợ. Dễ trị bằng các thuốc hiện có như Applaud, Mpc 25 BTN, Bi 58 ND, BAM 50 ND, Polysulfur Calci….