Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây măng cụt
Cây măng cụt ghép cho trái sớm, trái to, vỏ có màu đẹp, bóng, phủ một lớp phấn mỏng có màu trắng nhạt, khi sờ vào cảm thấy mịn, đặc biệt vỏ trái ít bị xì mủ do được chọn lựa rất kỹ từ các cây bố mẹ cho trái ngon và đều đặn trong nhiều năm, trái nhiều có múi nhưng ít hạt, trung bình 1 trái chỉ có một hạt tương đối bình thường, còn lại là hạt lép, hạt nhỏ, tróc cơm
Măng cụt thuộc cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Phi luật tân, Indonesia và Việt nam. Măng cụt là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng và dược xem như là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng.
Cây măng cụt ghép cho trái sớm, trái to, vỏ có màu đẹp, bóng, phủ một lớp phấn mỏng có màu trắng nhạt, khi sờ vào cảm thấy mịn, đặc biệt vỏ trái ít bị xì mủ do được chọn lựa rất kỹ từ các cây bố mẹ cho trái ngon và đều đặn trong nhiều năm, trái nhiều có múi nhưng ít hạt, trung bình 1 trái chỉ có một hạt tương đối bình thường, còn lại là hạt lép, hạt nhỏ, tróc cơm. Và dưới đây chúng tôi muốn hướng dẫn các bạn cách ghép cây măng cụt cho trái sớm hơn
1. Đặc tính cây măng cụt
– Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20–25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon.
– Đặc điểm sinh lý:
- Tốc độ sinh trưởng: nhanh
- Vùng sinh thái: Cây thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới.
- Giá trị của cây Măng Cụt: Đây là loại cây đa tác dụng. Ngoài chức năng chính cung cấp những quả măng cụtthơm ngon, chín mọng, Cây Măng Cụt còn có thể trị một số bệnh như đau bụng, tiêu chảy, lỵ và có khi còn dùng chữa bệnh hoàng đản.
- Hiện nay, bà con đang đầu tư vào chất lượng cây giống, đảm bảo trồng những cây Măng Cụt cho quả thơm ngon, hướng đến thị trường nước ngoài.
2. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ chuẩn bị ghép cây măng cụt:
- Dao ghép cây
- Băng keo nilon
Cây giống ghép : Cây có thân và cổ rễ thẳng, đang sinh trưởng khoẻ không bị chảy nhựa thân. Cây giống có lá phải xanh tốt, có hình dáng và kích thước đặc trưng của giống. Đặc biệt là các lá ngọn đã trưởng thành. Chiều cao cây giống (từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi) thấp nhất là 50cm. Bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn và có mặt trong màu đen. Cây giống không bị sâu bệnh
3. Thời vụ ghép cây măng cụt
Cây măng cụt có thế trồng được quanh năm, nhưng thường được trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới cho vườn cây.
4. Phương pháp ghép cây măng cụt
Để ghép cây măng cụt đạt hiệu quả nên ghép theo phương pháp ghép ngọn
Chọn cây 2 năm tuổi để làm gốc ghép và chọn cành tương xứng với gốc ghép ở những cây đã cho trái để làm cành ghép ( cành ghép có 3-4 cặp lá), ghép theo kiểu nêm rồi dùng bao nilon bọc kín cành ghép và nơi ghép.
– Cắt bỏ phần ngọn của chồi gốc chừa lại 7-10cm(gốc ghép )chẻdọc giữa thân khoảng 2-2.5cm.Chồi ngọn (ngọn ghép) dài 4-5cm có cặp lá bánh tẻ cắt bỏ còn 1/3 phiến lá,vát hai bên hình cái nêm có độ dài bằng vết chẻ ở gốc ghép.
– Đặt ngọn ghép vào vết chẻ của gốc sao cho lớp vỏ của ngọn và gốc áp vào nhau , quấn chặt vết ghép, quấn từ dưới lên trên rồi buộc lại.Sau đó lấy túi nilon chụp kín ngọn ghép rồi buộc kín dưới vết ghép,từ một tuần đến 20 ngày sau ghép là có thể tháo chụp,từ 20-30 ngày tháo băng.
Sau khi ghép xong cần giử trong nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, sau 2-3 tháng mới đưa ra ruộng sản xuất.
Trồng bằng cách ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 tuổi tuỳ vào cách thức chăm sóc.
5. Chú ý
- Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào. - Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu. việc che bóng cho cây con là điều cần thiết ( giảm bớt 50-60% ánh sáng), trong giai đoạn cây con phải dùng mái che, khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu ( có thể dùng lưới che sáng hoặc dùng tre đan có khoản trống để cho ánh sáng di qua khoảng 50%) hay trồng chuối ở 4 hướng cách gốc măng cụt ít nhất 1m đến cuối năm thứ hai (trồng chuối ở 4 hướng và không nên trồng cây chuối sứ vì cây có bộ rễ phát triển mạnh và phân huỷ chậm khi đã bị cắt rời khỏi cây).
Xem thêm