Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây cóc thái
Cây cóc Thái được nhân giống vô tính theo hình thức ghép cành, ghép ngọn, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Cây cóc Thái giống có chiều cao từ 50-60cm.
Cây Cóc Thái cho quả rất sớm, quả có vị chua giòn, có thể ăn sống hoặc đem muối, đây là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, lá Cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, làm gỏi cuốn, ngoài ra Cây Cóc Thái còn được sử dụng để làm kiểng.
Cây cóc Thái được nhân giống vô tính theo hình thức ghép cành, ghép ngọn, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Cây cóc Thái giống có chiều cao từ 50-60cm.
Do đó, Làm thợ muốn hướng dẫn mọi người cách ghép cây cóc thái đem lại năng suất cao cho người trồng.
1. Đặc tính của cóc thái
– Cóc Thái là cây thân mộc, giống ăn quả nhiệt đới, dễ trồng, tỷ lệ ra bông đậu qua cao, cho quả liên tục quanh năm, cây ít sâu bệnh.
– Cây cóc Thái là cây ưa nắng, có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn.
– Cây ra quả sau thời gian 3-5 tháng trồng. Cây trưởng thành cao 1,5-5m, tán 1-3m. Chính vì đặc điểm này mà cây có thể trồng chậu trong nhà phố và được rất nhiều người ưa chuộng. Quả chua và giòn, nhiều vitamin có thể ăn ngay hoặc dầm chua cay, xay lấy nước làm sinh tố. Lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, lá cây cóc thường được dùng trong các món gỏi cuốn của dân Nam bộ, các món cuốn trứ danh sẽ không thể nổi tiếng nếu thiếu vị của lá cây này.
– Quả cóc Thái có hình trứng hay hình bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm; thịt màu vàng-xanh nhạt, giòn, vị chua và có mùi dầu thông. Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả , thòng xuống. Khi quả cóc Thái còn non, ăn rất giòn, nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt . Đặc biệt, quả cóc Thái có hạt lép hoặc không hạt nên càng được ưa chuộng.
2. Chuẩn bị
– Dụng cụ ghép:
- Dao ghép cành
- Băng keo ghép chuyên dụng
– Gốc ghép: gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương. Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép. Có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.
3. Thời vụ
– Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây .
– Tùy độ màu mỡ của đất mà có thể trồng với khoảng cách 7-9m (hình vuông hay hình nanh sấu), 6,5-7m. Vùng đất cao có thể trồng thưa hơn vì tuổi thọ lâu, cây cho tán lớn. Nhìn chung, Cóc thường được khuyến cáo trồng với khoảng cách 9-15m.
4. Tiến hành ghép cây cóc thái
Gốc ghép phải được vệ sinh trước một tuần: Cắt cành phụ, gai ở đoạn cách mặt đất 35-45cm, làm sạch cỏ vườn, bón phân, tưới nước lần cuối để cây chuyển động nhựa tốt.
Chọn những đoạn cành có màu xanh xen kẽ với đôi vạch màu nâu ( bánh tẻ), lá to, có từ 2 -3 mầm ngủ. Giữ trong giẻ ẩm hoặc bẹ chuối tươi để đem đến vườn ươm.
Cây cóc thái
Cắt ngọn gốc ghép bằng kéo cắt cành ở vị trí cách mặt đất 30-45cm để dưới vết cắt có nhiều lá bánh tẻ.
Sau đó tay trái giữ gốc ghép, tay phải dùng dao cắt vát một đoạn dài 1,5-2cm.
Lấy một đoạn cành có 2-3 mầm ngủ dùng dao cắt vát đầu gốc ghép tượng tầng của gốc và cành chống khít với nhau.
Do đó vết cắt phải nhẵn, phẳng và đường kính của gốc ghép và cành ghép phải tương đương.
Sau khi buộc chặt bằng dây nilông mảnh và quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại.
Buộc càng chắt càng tốt. Cắt gốc ghép và cành ghép thành hình lưỡi gà giống nhau để gài cành ghép cho chắc.
Nếu trong thời gian tiến hành ghép mà đất hạn thì tưới nước và sau ghép 3 ngày phải tưới nước cho vườn gốc ghép.
Sau ghép 30-35 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra tỷ lệ cây sống. Ghép theo hình thức này, cây con rất chóng bật mầm.
5. Chú ý
– Tuy cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và dễ thích nghi nhưng nếu bạn trồng chậu nên dùng phân giun quế cây sẽ đủ dinh dưỡng và phát triển nhanh hơn. Đất cần tơi xốp và thoát nước.
– Chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.
– Khi đào hố, lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 – 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát riển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát riển tốt.
– Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Cây cóc Thái trồng trong chậu cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây. Bạn nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.
– Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều trái hơn, bạn nên cắt ngọn thường xuyên. Vào mùa xuân, bạn có thể tỉa, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơn vào mùa hè.
Xem thêm