Hướng dẫn kỹ thuật ghép cành dâu Hạ Châu

Hướng dẫn kỹ thuật ghép cành dâu Hạ Châu

lamtho.vn 14/11/2017 11:14

Tuy xuất hiện muộn hơn các loại trái cây khác ở đây như: dâu bòn bon, dâu da xanh (dâu bà mụ), dâu xiêm, chôm chôm…, nhưng với những ưu điểm vượt trội về hình dáng, màu sắc và chất lượng, dâu Hạ Châu rất được ưa chuộng và đã làm nên thương hiệu cho vùng đất Phong Điền.

Dâu Hạ Châu là một đặc sản độc đáo ở huyện Phong Điền- TP Cần Thơ mà không nơi nào có được. Dâu Hạ Châu có điểm đặc biệt vượt trội hơn các loại dâu khác là khi chín thì đài hoa vẫn còn bám chặt, vỏ mỏng, ruột có màu trắng ngà rất đẹp mắt, vị ngọt thanh, thơm, chùm trái dài, mỗi trái có từ 3– 4 múi và trông rất giống trái bòn bon. Hiện nay, huyện Phong Điền có trên 150ha đất trồng dâu Hạ Châu, tập trung nhiều nhất ở thị trấn Phong Điền và xã Nhơn Ái.

Người dân huyện Phong Điền (Cần Thơ) không chỉ tự hào bởi được sở hữu vựa cây trái lớn với những làng sinh thái nổi tiếng: Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng mà nơi đây còn góp thêm cho mảnh đất Tây Đô một đặc sản cây trái đó là thương hiệu dâu Hạ Châu. Chỉ có tại mảnh đất màu mỡ phù sa này, cây dâu mới cho những chùm trái ngọt lủng liểng khắp cành, nhánh với vị thơm, ngọt đặc trưng ai từng nếm thử hẳn chẳng thể nào quên. Dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản được nhà vườn Cần Thơ chọn lọc và nhân giống. Trước đây, Dâu Hạ Châu có tên là Dâu miền dưới, do giống dâu này có phẩm chất vượt trội (thơm, ngọt) hơn các giống dâu khác.

Tuy xuất hiện muộn hơn các loại trái cây khác ở đây như: dâu bòn bon, dâu da xanh (dâu bà mụ), dâu xiêm, chôm chôm…, nhưng với những ưu điểm vượt trội về hình dáng, màu sắc và chất lượng, dâu Hạ Châu rất được ưa chuộng và đã làm nên thương hiệu cho vùng đất Phong Điền.

Dưới đây, Làm thợ sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về Dâu Hạ Châu và kỹ thuật  ghép cành cây dâu mang lại năng suất cao.

1. Đặc tính Dâu Hạ Châu

– Cây dâu Hạ Châu chịu đất ẩm, nên mô trồng không cần đắp cao và nhọn. Đường kính mô đủ rộng để giữ ẩm, mặt mô san bằng để dễ thấm nước.

– Dâu Hạ Châu là một loại cây đơn tính, trung bình trong 100 hạt sẽ có 80% cây dâu đực, 20% dâu cái. Dâu Hạ Châu có điểm đặc biệt vượt trội hơn các loại dâu khác là khi chín thì đài hoa vẫn còn bám chặt, vỏ mỏng, ruột có màu trắng ngà đẹp mắt, vị ngọt thanh, thơm, chùm trái dài, mỗi trái có từ 3 đến 4 múi. Thời tiết nắng gió dễ chịu quanh năm vì vậy thích hợp với những cây dâu, sản vật nổi tiếng được trồng tại Phong Điền – Cần Thơ từ rất nhiều năm nay.

– Vào vườn dâu Phong Điền đâu đâu cũng thấy những cây dâu chùm quả xanh mơn hoặc vàng tươi, trãi rộng hàng chục hét-ta. Nhìn vườn dâu xanh mượt, mỗi cây trái chín sum suê treo khắp thân cành.

2. Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ làm vườn Dụng cụ làm vườn

Dao ghép cây                                               Băng keo ghép tự dính

3. Thời vụ

– Dâu Hạ Châu trồng khoảng 4 năm thì bắt đầu cho trái, đạt năng suất khoảng 50-60 kg/cây. Đến 10 năm tuổi, cây cho 90- 100kg và cũng có cây đạt năng suất từ 150- 200kg trở lên. Đây là loại cây đặc biệt, càng lâu năm, cây càng khỏe và cho trái càng nhiều.Vì vậy, nông dân thường nói đùa với nhau là Hạ Châu là loại dâu không biết “già”.

– Dâu Hạ Châu cho trái 3 vụ/năm, vụ chính vào tháng 5 âm lịch, vụ thứ 2 vào tháng 8 âm lịch, vụ muộn vào tháng 1 âm lịch. Ở Phong Điền, loại dâu này thường được người dân cho trái ra quanh năm để xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và bán cho khách du lịch trong và ngoài nước. Vì thế, các vườn dâu Hạ Châu ở Phong Điền luôn là địa điểm tham quan, thưởng thức hương vị dâu ngọt ngào đối với du khách gần xa.

4. TIến hành phương pháp ghép cành Dâu Hạ Châu

– Dâu Hạ Châu thuộc loại cây đơn tính, cây đực và cây cái riêng biệt. Điều kiện cơ bản đầu tiên để cây cho trái là có sự thụ phấn từ hoa của cây đực sang nướm nhụy hoa cái. Cho nên trước đây khi trồng Dâu Hạ Châu nhà vườn phải trồng xen cây đực trong vườn.

– Thông thường, tỉ lệ giữa cây đực và cây cái được trồng là 100 cây dâu cái xen 10 cây dâu đực, cây dâu đực được bố trí sao cho xen kẻ đều trong vườn thì tỉ lệ đậu trái mới cao. Ngoài lợi ít từ việc cho phấn, trồng xen cây dâu đực trong vườn dâu là một trở ngại cho nhà vườn, vì phải tốn ít nhất 10% diện tích đất vườn để trồng, nhưng cây dâu đực không hề cho trái, chúng vừa góp phần làm giảm năng suất (tính trên diện tích), giảm thu nhập, lại tốn thêm công chăm sóc từ phía nhà vườn.

– Với hơn 40 kinh nghiệm trồng Dâu Hạ Châu, Bác Lê Quang Bảy (Bảy Ngữ) ở ấp Nhơn Lộc I, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, sau nhiều năm mài mò học hỏi, nghiên cứu, cuối cùng ông đã thànhcông từ sự cải tiết kỹ thuật của mình cho cách trồng dâu truyền thống. Sự cải tiến mới về kỹ thuật trồng Dâu Hạ Châu của ông không những giúp cây dâu cho trái sai, năng suất cao lại không tốn thêm diện tích đất trồng cây dâu đực.

– Theo ông Lê Văn Bảy, bước cải tiến về kỹ thuật trồng Dâu Hạ Châu của ông chính là sự ghép cành dâu đực trên một nhánh của cây dâu cái. Kỹ thuật mới này vừa giúp cho cây dâu cho sai trái, năng suất cao, vừa tiết kiệm được diện tích đất đai, tăng giá trị kinh tế trên cùng diện tích đất. Cây dâu Hạ Châu ít chịu nắng, nên ban đầu phải trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cam, quýt đến khi cây dâu đã trưởng thành mới bắt đầu đốn hạ dần những loại cây trồng xen để cây dâu phát triển.

Dâu Hạ Châu phát triển rất nhanh chỉ sau 3 năm trồng là cho lứa trái đầu tiên, từ năm thứ 4 thì cho trái ổn định với 3 vụ/năm.

Dâu Hạ Châu

Ghép cành dâu đực xen kẻ đều trong vườn, cách một đến hai cây ghép một nhánh.

Việc ghép nhánh bắt đầu khi cây dâu sau khi trồng được 2 ? 3 năm, chọn một nhánh nhỏ cắt ngang, cách phần thân chính khoảng 10cm, khi nhánh được chọn cắt ra đọt mới, chọn một hoặc hai đọt tốt để lại làm cành ghép, còn lại loại bỏ.

Khi đọt vừa già thì tiến hành ghép đọt dâu đực vào. Nhánh dâu đực được ghép trên thân cây dâu cái sau này có nhiệu vụ thụ phấn cho cây dâu cái được ghép và các cây  cái lân cận rất hiệu quả.

Vườn dâu trái vẫn sai, phẩm chất trái vẫn ngon mà không cần trồng cây dâu đực trong vườn.

Sau khi trồng một tháng nhớ tháo bỏ dây băng nơi mối ghép.

Để giúp nhà vườn phân biệt được cây dâu đực, cây dâu cái, ông Lê Quang Bảy chia xẻ kinh nghiệm như sau:

– Cây dâu đực nách lá thưa, lá hơi thon và dài, hoa và đài hoa nhỏ hơn hoa cái. Khi hoa nở, bên trong hoa có các nhị mang phấn màu vàng nhạt, tỏa mùi thơm.

– Cây dâu cái nách lá hơi dầy hơn cây đực, lá hơi bầu, hoa lớn hơn, đài hoa dầy và to hơn hoa đực. Khi hoa nở, bên trong hoa có noãn và vòi noãn dài khoảng 2 – 3mm.

5. Chú ý

Kích thước trồng: cây cách cây 5m, cây cách mép bờ ao 70-80cm. Sau khi xác định vị trí trồng cây, trường hợp bờ cao thì không cần đắp mô, dùng cuốc xới vòng tròn đường kính 50cm, sâu 15 cm. Sau khi xới đất xong, trộng với tro trấu và phân chuồng hoai mục.

Đặt cây con: tháo bỏ bầu cây, đặt cây con vào đúng vị trí sao cho mặt bầu cây cao hơn mặt bờ 4-5cm, lấp và ém đất xung quanh gốc. Sau đó, phủ lên mặt bầu một lớp đất mỏng 1-2 cm, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay.

Dùng cỏ khô phủ gốc cây mới trồng và tưới nước.

Phân bố cây đực đều trong khu vườn theo tỷ lệ 5% (cây thụ phấn nhờ gió và côn trùng). Nếu ghép thêm được nhánh đực trên cây cái càng tốt.

Phải tưới nước đủ trong 3 năm đầu thì cây mới chóng lớn, nếu để thiếu nước cây sẽ bị cằn cỗi và có thể chết. Với cây dâu đã trưởng thành, có thể để tự nhiên không cần tưới nước.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!