Hướng dẫn kỹ thuật chiết mầm sắn dây
Kỹ thuật chiết mầm cây sắn dây là phương pháp dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao, tỷ lệ sống của mầm chiết cao.
Sắn dây có nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe, là thức uống khá phổ biến. Ở Việt Nam Sắn dây là loại cây quen thuộc, mọc hoang trong rừng hoặc được trồng lấy củ ăn và làm thuốc, có mặt ở mọi vùng trong nước, là loại củ có công năng giải nhiệt rất hiệu quả, sử dụng thích hợp trong mùa hè, Đông y sử dụng làm thuốc khá phổ biến trong các thang thuốc trị liệu nhiều bệnh chứng.
Để chuẩn bị bước vào thời vụ trồng cây sắn dây thì làm thế nào để nhân giống. Sau đây, Làm thợ muốn chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết mầm cây sắn dây, đây là phương pháp tốt nhất và hiệu quả để nhân giống sắn dây.
1. Đặc tính cây sắn dây
– Sắn dây là loại cây leo, dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ. Thân cây hơi có lông, lá kép, gồm 3 lá chét. Hoa màu tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả giáp màu vàng nhạt, rất nhiều lông. Cây được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột Sắn dây làm thuốc.
– Cây sắn dây là một loài cây dễ trồng, ít kén đất và có giá trị dinh dưỡng cao, cây có thể sống lâu năm, cây thường leo lên để chiếm lĩnh đỉnh cao.
– Phiến lá hình tim không đều, đầu lá có mũi nhọn dài, đuôi lá tròn. Cụm hoa chùm mọc so le gồm 3 cánh lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm.
– Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt. Ngoài công dụng y học, sắn dây còn là nguồn phân xanh và làm thức ăn cho gia súc.
2. Chuẩn bị dụng cụ
3. Thời vụ chiết mầm
Đến đầu tháng 2, đem trồng gốc mẹ ra vườn (gơ), gốc cách gốc 1m, thường xuyên tưới nước giữ ẩm đến khi ra mầm. Khi ngọn sắn dài 0,6m trở lên (có các lá thật buông to) thì tiến hành chiết mầm.
4. Kỹ thuật chiết mầm cây sắn dây
Phương pháp này dễ thực hiện, hệ số nhân giống cao (bình quân từ 1 gốc mẹ có thể nhân ra 25-30 bầu giống), tỉ lệ sống của mầm chiết cao (trên 90%). Phương pháp nhân giống này như sau:
– Chọn gốc mẹ: Trước tiết lập xuân, khi thu hoạch sắn dây, chọn những gốc khỏe mạnh, không sâu bệnh, đúng giống cần nhân giống.
– Cắt thân chính ra khỏi gốc mẹ, đảm bảo vết cắt nhẵn, không gồ ghề. Dọn vệ sinh gốc. Gốc chính phải đảm bảo còn một số rễ (lúc giâm vào cát, khi gốc mẹ chưa ra rễ thì những rễ giữ lại sẽ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng nuôi gốc mẹ). Quét vôi vào vị trí bị cắt, sau đó ủ gốc mẹ vào cát, giữ ẩm.
– Chuẩn bị bầu: Chọn đất tơi xốp, được phơi ải, làm nhỏ, sàng đất (loại bỏ những viên đất có kích cỡ to), cho vào túi nilon (kích thước 0,12 – 0,15m, có đục lỗ dưới đáy), tưới ẩm đất.
– Cách chiết mầm
Chọn vị trí mắt bánh tẻ, bẻ gập dây sắn ở vị trí ngay dưới mắt sắn cách mắt 1-2cm,
Nhỏ dung dịch thuốc kích thích ra rễ MD -901 vào mắt sắn rồi cắm vào bầu đất,
Ghim cố định điểm bẻ gập dưới mắt sắn vào bầu đất và cắm que định hướng ngọn,
Bấm ngọn để kích thích sự ra rễ
Sau đó phủ một lớp đất bột mỏng lên trên điểm mắt đã cố định trong bầu sao cho sắn nằm dưới lớp đất 2-3cm , thường xuyên giữ ẩm đất trong bầu.
– Tách khỏi gốc mẹ:
Sau 7- 10 ngày, từ điểm mắt chọn sẽ phát sinh rễ.
Khi rễ phát triển xuống đáy bầu thì tiến hành cắt khỏi gốc mẹ.
Đem bầu cắt vào nhà ủ (có cát và được che nắng) phun nước lên mầm sắn và bầu đất .
Ủ bầu chiết từ 2-3 ngày, sau đó chọn những bầu chiết đảm bảo sinh trưởng tốt đem trồng.
5. Chú ý
-Cần lưu ý quan trọng nhất đó là cách chọn giống:
- Giống sắn dây được trồng phổ biến là giống sắn dây thân phớt tím, giống sắn dây thân vàng nhạt.
- Giống thân phớt tím khi phát sinh mầm non có màu phớt tím đặc trưng của giống, củ có dạng thuôn đều, màu sắc tươi hơn so với dạng củ giống sắn dây thân vàng nhạt.
- Giống sắn dây thân vàng nhạt có thân màu vàng nhạt, có bản lá to hơn, vỏ củ dày hơn so với giống sắn dây thân phớt tím.
Xem thêm