Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây sầu riêng
Cây sầu riêng là một cây ăn quả nhiệt đới rất được yêu thích tại Đông Nam Á và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Sầu riêng thường được trồng ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cây sầu riêng là một cây ăn quả nhiệt đới rất được yêu thích tại Đông Nam Á và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Sầu riêng thường được trồng ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Được ví như “vua của các loại trái cây” tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng muốn nếm thử sầu riêng ngay trong lần đầu tiếp xúc. Tuy nhiên nếu đã có thể ăn được sầu riêng thì loại quả này có thể khiến người biết tới mùi hương của nó mê mẩn. Hiện nay sầu riêng đang trở thành một loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao và được nhiều bà con chọn lựa để thay đổi cơ cấu cây trồng. Vậy làm thế nào để nhân giống cây sầu riêng.
Sau đây, Làm thợ xin chia sẻ đến mọi người kĩ thuật chiết cây sầu riêng mang lại năng suất cho nhà nông
1. Đặc tính cây sầu riêng
– Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.
– Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài 30 xentimét (12 in) và đường kính 15 xentimét (6 in), và trọng lượng từ 1 đến 2 kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt.
– Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý.
– Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.
2. Chuẩn bị dụng cụ
3. Thời vụ chiết cây
Từ tháng 3-10 dương lịch (tốt nhất là tháng 3-4 dương lịch).
4. Kỹ thuật chiết cây
Chọn cành chiết
– Trước hết chọn một cành tươi tốt trên cây sầu riêng mẹ, cành không non và cũng chưa già
– Chọn cành mọc xiên ngoài tán khỏe mạnh, dài khoảng 1 mét, đường kính 5-10 mm, lá màu xanh vàng nhạt (mới chuyển từ non qua trưởng thành), lá đọt chưa nở.
– Nếu chọn cành có lá màu xanh đậm thì chiết khó ra rễ. Các nhánh chèo (nhánh thứ cấp) trên cành chiết cũng có lá non chưa nở ra.
Thao tác chiết
– Khoanh một đoạn vỏ dài 4-8 cm (tùy theo đường kính cành chiết). Chiều dài từ chỗ khoanh vỏ đến ngọn cành dài 50-70 cm. Khoanh theo kiểu tướt vỏ.
– Sau khi lột vỏ, dùng vải sạch lau tượng tầng libe (rất mỏng). Tránh cọ xát mạnh làm tổn thương lỏi cây dễ gây thối cành.
– Sau khi khoanh vỏ để ráo nhựa khoảng 2-3 ngày.
– Tiến hành bó bầu bằng rơm trộn bùn sông (nên dùng rơm đã giặt sạch phơi khô và bùn không có phèn).
– Có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ bôi lên phía trên vết khoanh trước khi bó bầu.
– Vài ngày sau, khi thấy rơm bó ngoài bầu chiết khô thì tiến hành bó nylon và che lá chuối khô phía trên bầu chiết (hướng nắng phía Tây để hạn chế ánh sáng) giúp rễ mọc ra.
– Mỗi ngày nắng ráo cần tưới vài ba lần (ngày mưa khỏi tưới) cho đất bầu đủ ấm để chỗ chiết mau ra rễ.
– Tùy giống và mùa vụ, khoảng từ 35-40 ngày (nếu có sử dụng thuốc kích thích ra rễ) đến 45-60 sau thì bầu chiết ra rễ.
– Tiến hành cắt cành giâm vào bầu đất, che mát, được 1 tuần thì đưa dần ra nắng. Khoảng 1-2 tháng sau thì đem trồng.
5. Chú ý
Nếu chiết vào giai đoạn mưa nhiều (từ tháng 8 dl trở đi) nên dùng rễ lục bình bóc bầu để tránh quá ẩm gây thối. Các điểm cần lưu ý khi chiết cành.
– Chọn cành đúng tuổi (quan trọng)
– Bầu chiết bị thối do quá ẩm hay ngộ độc (do rơm tươi, rễ lục bình không được giặt sạch,…).
– Kiến làm tổ do che lá chuối khô gây hư hại cành chiết.
– Khả năng ra rễ còn tùy thuộc vào giống.