Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây hoa ngọc lan

Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây hoa ngọc lan

lamtho.vn 10/11/2017 11:12

Cây hoa Ngọc Lan là một trong những loài cây dùng để trang trí sân vườn, cây cũng được trồng nhiều trong các khu tâm linh như đền, chùa…Bởi cây hoa ngọc lan có mùi hương thanh cao và tinh khiết. Nhiều người có mong muốn sở hữu những cây hoa ngọc lan trong vườn nhà để được tận hưởng những phút giây thư giãn dưới tán cây và thưởng thức mùi thơm man mác của hoa cây Ngọc lan mang lại.

Cây hoa Ngọc Lan là một trong những loài cây dùng để trang trí sân vườn, cây cũng được trồng nhiều trong các khu tâm linh như đền, chùa…Bởi cây hoa ngọc lan có mùi hương thanh cao và tinh khiết. Nhiều người có mong muốn sở hữu những cây hoa ngọc lan trong vườn nhà để được tận hưởng những phút giây thư giãn dưới tán cây và thưởng thức mùi thơm man mác của hoa cây Ngọc lan mang lại.

Vậy làm thế nào để cây có thể ra rễ nhanh và tỷ lệ sống cao. Ngọc lan là loại cây khó chiết, nếu không có kinh nghiệm tỷ lệ sống và ra rễ chỉ đạt 10 đến 15%, giá bán cây hoa ngọc lan giống vì thế rất cao, khoảng 50 đến 100.000 đồng/cây. Sau đây, Làm thợ xin chia sẻ đến mọi người kinh nghiệm chiết cây hoa ngọc lan cho tỷ lệ ra rễ cao của nhiều nhà vườn ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đã thực hiện thành công.

1. Đặc tính hoa ngọc lan.

– Ngọc lan là loại cây thân gỗ sống lâu năm, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc loại cây thường xanh (lá xanh quanh năm). Hoa ngọc lan màu trắng ngà, mùi thơm dịu, thanh khiết được nhiều người ưa chuộng. Trồng hoa ngọc lan cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình một cây có độ tuổi 10 đến 15 năm, ra khoảng 10.000 bông hoa thành nhiều lứa trong năm. Hoa ra tập trung trong 4 tháng mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, giá bán khoảng 200đ/bông. Một cây hoa ngọc lan cho thu nhập khoảng vài triệu đồng/năm. Người ta thường nhân giống hoa ngọc lan chủ yếu bằng phương pháp chiết cành.

– Cây ưa sáng, chịu rét, ưa đất cát hơi chua, đất thoát nước tốt, nhiều mùn. Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, nhánh non có lông. Lá đơn nguyên mọc cách to dài 20 cm, rộng 8 cm, xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa trắng rất thơm dài 3 cm ở chót một nhánh, có 10 – 12 cánh hoa. Tâm bì chín chứa 1 đến 8 hạt màu xám. Tán cây hình trứng, lá hình trứng dài, mặt nhẵn. Hoa mọc ở đỉnh, đường kính hoa 10-15cm, đài hoa 9 cánh, hình chuông. Quả hình ống, màu nâu, chín nở ra hạt màu đỏ.

– Cây hoa ngọc lan có tính chịu khí độc, có thể chống chịu và hấp thu khí độc có lưu huỳnh nên rất được ưa chuộng trồng làm cây công trình cho các nhà máy, xí nghiệp bị ô nhiễm khí SO2 và Cl.

2. Chuẩn bị dụng cụ

3. Thời vụ

– Theo kinh nghiệm thì ngọc lan chỉ có thể chiết thành công vào ngày Đông chí hàng năm, được ghép dao động tối đa trong tuần đó vì xung quanh tiết Đông chí có điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp với sự sống và khả năng tái sinh rễ bất định của ngọc lan.

– Kinh nghiệm này có cơ sở khoa học vì ngọc lan ưa khí hậu hanh lạnh, đất nền khô song không hạn (độ ẩm dao động từ 50 đến 65 % là tối ưu), sốc sinh lý của cành chiết hoặc sau khi ra ngôi thường kéo dài hàng tháng, nhưng sức đề kháng và thích nghi với hoàn cảnh kém nếu “thiên thời” và “địa lợi” không phù hợp sẽ lụi tàn nhanh chóng, nhiều trường hợp mặc dầu còn lõi gỗ sống nhờ nhựa nguyên của cây mẹ nhưng cành chiết vẫn bị “chết đứng” trên cây sau khi chiết vài tuần.

4. Kỹ thuật chiết cây ngọc lan

Chọn cây mẹ làm giống: Phải là những cây sung sức dáng mập mạp, tán đều, xanh thẫm không có vết sâu bệnh nhất là sâu đục thân hoặc bệnh sùi biểu bì vỏ ngoài (tương tự như eczema ở người và động vât); đã ra hoa một vài vụ (có sẵn kích tố – auxin sinh sản) để khi ra ngôi sớm cho đợt hoa kế tiếp. Những cành giống cần chọn ở hướng đông đến nam lộ sang cỏ vỏ dày, dự trữ năng lượng sống cao sẽ sớm phát rễ bất định và khả năng chịu đựng, thích nghi với ngoại cảnh cao hơn các cành khác trong cây chủ.

+ Chọn cành: Khi chiết, ta chọn cành có đường kính to hơn các cành xung quanh, tốt nhất đường kính cành chiết từ 2 đến 4cm, cành ở vị trí giữa tán, có từ 1 đến 2 năm tuổi, không chiết cành la, cành vống và cành vượt.

+ Tiến hành thao tác chiết:
Mấu chốt thành công là ở công đoạn khoanh, bóc, cạo vỏ, rồi bọc bầu.

– Độ dài của khoanh phải đúng bằng đường kính của cành là tốt nhất, nếu nhỏ hơn sẽ bị hiện tượng dẫn thủy (tức lớp sùi từ lớp vỏ trên trước khi phát rễ loang rộng, lấp kín – cây tự liền vỏ) xảy ra; nếu quá lớn sẽ gây bội nhiễm nấm độc vi khuẩn hoại sinh cho vết cắt, xâm nhập vào gỗ làm tắc mạch dẫn nhựa nguyên nuôi cành chiết.

– Róc vỏ gọn, không được sây sát, rồi dùng thanh tre cật (tre già) cạo vỏ, tuyệt đối không dùng dao bằng sắt, thép để cạo vì ngọc lan kỵ với kim loại. phơi khô thời gian từ 7 đến 10 ngày.

– Dùng thuốc kích thích sinh trưởng để tăng tỷ lệ ra rễ, rút ngắn thời gian chiết rất tốt, thuốc kích thích sinh trưởng có nhiều loại, sử dụng muối natri của axít 2,4D cho hiệu quả cao nhất, pha thuốc với nồng độ 100ppm (phần triệu) bôi trực tiếp vào vết cắt phía ngọn để cho thuốc ngấm vào cành khoảng 5 đến 7 phút, ta tiến hành bó bầu.

– Vật liệu bó bầu dùng bùn ải đập nhỏ qua sàng 50%, phân chuồng hoai mục 50%. Trộn hỗn hợp trên với nước sạch có độ ẩm 70 đến 80% (nắm vào thành nắm không chảy nước, không tan vỡ). Bầu chiết có kích thước dài 18 đến 20cm, đường kính 12-15cm. Bó bầu sao cho vết cắt phía ngọn (nơi hình thành mô sẹo ra rễ sau này) nằm ở giữa bầu chiết. Dùng giấy nilông trắng, dai (để trông thấy rễ cành chiết khi ra được thuận lợi), kích thước 30cm x 40cm, gói kín bầu chiết như gói kẹo, lấy ba sợi lạt giang mỏng buộc chặt ba nút ở hai đầu và giữa bầu chiết sao cho nước không ngấm vào trong và thoát ra ngoài.

– Sau khi bó bầu chiết được khoảng 50 đến 60 ngày ta tháo bầu đất cũ, thay bầu đất mới có tác dụng kích thích ra rễ nhanh hơn, trung bình sau khi bó bầu khoảng 5 đến 6 tháng thì ra rễ cấp 1, đợi khi nào có rễ cấp 2 (rễ nhánh nhỏ như rễ cây tre) và chuyển từ màu trắng sang màu vàng ta bắt đầu hạ cành chiết xuống, đưa vào vườn ươm cây con.

– Thời gian giâm trong vườn ươm khoảng 50 đến 60 ngày, trước tiên loại bỏ 60% số lá xanh trên cành chiết (để hạn chế thoát hơi nước qua lá), dùng bùn ải 50%, phân chuồng hoai mục 50% trộn nước có độ ẩm 90 đến 100% để hồ rễ.

– Cho bầu cành chiết vào rọ tre hoặc túi nilông (có đục 4 lỗ để thoát nước), kích thước dài 60cm, đường kính 30cm, nhồi nhẹ hỗn hợp hồ rễ vào sao cho chặt, sau đó để vào bóng râm (che 100% ánh sáng trực tiếp) trong 10 đến 15 ngày, phun nước lên lá 2lần/ngày, khi nào thấy rễ mới xiên qua rọ tre là được.

– Tiếp tục đưa cây xuống vườn ươm trồng thành luống với mật độ cây cách cây là 30cm. Vườn ươm chọn nơi thoát nước đảm bảo độ ẩm 70 đến 80%, che bớt 50-60% ánh sáng trực tiếp, thời gian trong vườn ươm khoảng 40 đến 50 ngày, khi nào thấy lá búp non sinh trưởng thành lá bánh tẻ là đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

5. Chú ý

Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).

Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.

Xem thêm tại chuyên trang Trồng hoatronghoa.vn

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!