Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây hồ tiêu
Có nhiều phương pháp nhân giống hồ tiêu như: bằng hạt, bằng dây hom, chiết và có thể ghép. Sau đây, Làm thợ muốn chia sẻ với mọi người kỹ thuật chiết cây hồ tiêu thuận lợi cho trồng dăm, hạn chế được hiện tượng tiêu điền.
Hồ tiêu là một loại cây dây leo hoang dại trong rừng được con người mang về trồng từ rất lâu. Hồ tiêu nguyên thủy có chủ yếu là bông đơn tính nên khả năng đậu hạt rất thấp. Hồ tiêu ngày nay năng suất cao nhờ có sự chọn lọc nhân tạo là chính. Cây còn có thể thụ phấn nhờ vào sức gió, côn trùng,… nhưng nhiều nhất vẫn là khả năng tự thụ phấn nếu là bông lưỡng tính. Những bông đơn tính sẽ rụng giống như bông cây trầu không, có ra bông nhưng không đậu hạt.
Hồ tiêu là cây công nghiệp đa niên. Vì vậy, việc chọn giống tốt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và khả năng đề kháng với dịch bệnh sau này. Theo tôi, khâu quan trọng nhất của việc trồng hồ tiêu chính là chọn giống. Chọn giống làm sao để cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng trồng. Phải chọn những giống có nguồn gốc rõ ràng, đã kiểm định được năng suất và khả năng kháng dịch bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.
Có nhiều phương pháp nhân giống hồ tiêu như: bằng hạt, bằng dây hom, chiết và có thể ghép. Sau đây, Làm thợ muốn chia sẻ với mọi người kỹ thuật chiết cây hồ tiêu thuận lợi cho trồng dăm, hạn chế được hiện tượng tiêu điền.
1. Đặc tính cây hồ tiêu
– Cây tiêu là một cây ưa bóng, thích hợp với ánh sáng tán xạ nhẹ. Ánh sáng tán xạ sẽ giúp cây sinh trưởng, phát dục và ra hoa, đậu quả của cây tiêu. Bạn cần điều tiết ánh sáng của cây tiêu hợp lí để cây luôn có đủ ánh sáng tán xạ mà vẫn thông thoáng trong vườn cây. Thông thường thì chúng ta có thể chọn lựa trụ là các loại cây có tán rộng như keo, muồng, …để giúp cây có đủ ánh sáng. Hoặc bạn có thể trồng những cây có bóng che ở để tạo môi trường sinh thái hợp lí cho cây.
– Là một cây công nghiệp nhiệt đới nên cây tiêu chỉ có thể phát triển từ ngày 20 độ vĩ tuyến Bắc đến 20 độ vĩ tuyến Nam, với nhiệt độ trung bình từ 10 -35 độ C.
– Cây tiêu thường không kén đất, nó có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ baazan, đất đỏ vàng, đất cát xám, đất phù sa, đất sét…. tuy nhiên vì bộ rễ yếu, không thể chịu được ngập úng nên đất cần dễ thoát nước, có độ dóc dưới 5%. Đất cần thoát nước nhanh chóng vì chỉ cần trong vòng 12 giờ bị ngập rễ phụ của cây đã bị thối, úng. Tầng canh tác dày trên 70 cm để rễ phụ có thể dễ dàng ran rộng và phát triển, mạch nước ngầm sâu hơn 2m, tránh bị ngập rễ cái. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đế trung bình, có nhiều mùn, độ pH từ 5- 6. Đất không quá giàu kiềm.
2. Chuẩn bị
– Gim bấm vở, bịch nilon, dây buộc tiêu, kiềm, rễ lục bình, đất trộn phân trùn quế. Nếu không có rễ lục bình dùng xơ dừa trộn đất và phân trùn quế.
3. Thực hiện chiết cây hồ tiêu
– Chọn cây mẹ cần chiết, tối ưu nhất là 7 mắt. Dây không quá non cũng không quá già.
– Chọn mắt chiết có rễ thằn lằn (rễ bám). Cắt bỏ 3 – 4 tay ác phần sau này sẽ trồng xuống đất để cây khỏi tốn công nuôi những phần không có ích. (1 dây có thể chiết nhiều khúc, nhưng tối ưu nhất vẫn chỉ nên chiết 1 đến 2 khúc)
– Dùng kềm bấm dập nhẹ ở giữa đốt mắt rễ cuối cùng. (Chiết khúc nào bấm dập khúc đó).
– Sau đó quấn lục bình quanh 2 – 3 đốt rễ. Dùng bịch nilon cắt đôi quấn lại sau đó lấy gim bấm vở bấm lại.
– Nhét giá thể đất trộn phân trùn quế vào. Nếu không có rễ lục bình thì bỏ thao tác quấn rễ lục bình mà thực hiện luôn thao tác nhét giá thể đất xơ dừa phân trùn quế. Nếu không có gì nhét vào đất, cây cũng ra được nhưng kém.
– Dùng dây cột cố định bịch chiết vào thân cây.
– Nếu sau 25 ngày cắt đi trồng thì như trồng ác trực tiếp, nhưng tỉ lệ sống cao hơn. 30 – 45 ngày cắt trồng là được. Kinh nghiệm là cứ để cho nó ra rễ sau đó rễ chuyển màu sang vàng thỉ tỉ lệ sống 100%. Cắt ngay vết bầm dập chéo 450.
– Khi trồng nếu nắng chịu khó tưới và che bằng lá chuối khô giai đoạn đầu. Chăm sóc cây mẹ như cây cắt dây.
– Sau 10 – 20 ngày bó chiết tưới phân sinh học (hoặc dịch trùn quế) nồng độ phun lá vào bầu chiết. 1 – 2 lần cách nhau 10 ngày sẽ kích thích cây bung rễ mạnh hơn.
4. Chú ý
– Lượng mưa cần thiết để cây tiêu có thể sinh trưởng và phát triển tốt cần được phân bố đều theo từng thời kì và nằm vào khoảng 1500- 2500 mm
– Độ ẩm không khí cần thiết của cây tiêu là từ 70- 90%, độ ẩm càng cao thì khả năng thụ phấn sẽ cao hơn nhờ vào nuốm nhị được trương to do có độ ẩm, từ đó mà những hạt phấn sẽ dễ dàng dính chặt vào nuốm nhị và hình hành hạt lớn.
– Sau khoảng thời gian thu hoạch và bắt đầu phân hóa mầm hoa, cây tiêu cần sống trong điều kiện khô hạn khoảng 15- 20 ngày. Như vậy hoa khi tưới hoa sẽ phân hóa đồng loạt và tạo điều kiện thu hoạch đồng đều.
– Cây tiêu cần được phân bố đều lượng nước trong thời kì vừa mới tạo quả đến khi trái già một cách đầy đủ vì lúc này kích thước của hạt phát triển tối đa. Tuy nhiên, bạn cần điều tiết lượng nước hợp lí vì rễ cây tiêu háo khí, không thể chịu đựng được ngập úng trong nhiều giờ.
Xem thêm
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dâu tằm
- Hướng dẫn kỹ thuật ghép cây mắc ca
- Hướng dẫn cắt tỉa cây cà phê